Tôn thờ động vật
Quan niệm về thế giới huyền bí của người Ai Cập cổ đại hay quan niệm tôn giáo tín ngưỡng kéo dài trên dưới 3.000 năm về cả hai tôn giáo là đạo Ki-tô và đạo Hồi. Có rất nhiều truyền thuyết xung quanh các triều đại Ai Cập nhưng thế giới của người Ai Cập luôn xoay quanh các điều thần bí về con sông Nin và sa mạc, tạo nên một đức tin về các thế lực thần bí, luôn lôi kéo con người phải thần phục các pharaong và các pharaong như một vị thần hiện hữu, thay mặt các vị thần khác có nhiệm vụ trông coi dân Ai Cập và dung hòa các thế lực thiên nhiên khắc nghiệt để đưa đến cho thần dân Ai Cập một cuộc sống yên lành bên cạnh pharaong với dòng sông Nin giàu có và thần bí.
Quan niệm về cái chết của người Ai Cập cổ như một sự chuyển tiếp một cuộc sống khác ở thế giới bên kia, thế giới của cõi âm. Nghi lễ về cái chết là một sự kiện quan trọng và tỉ mỉ nhằm tiễn đưa người chết về với cõi vĩnh hằng. Người Ai Cập cổ quan niệm con người có cả phần thể xác và phần linh hồn, chính vì vậy, các nghi lễ là thể hiện sự chuẩn bị cho thể xác và linh hồn có được sự hòa hợp khi về cõi âm. Họ tin tưởng rằng, nếu thi thể được bảo quản tốt nhất thì linh hồn sẽ tái hòa nhập sau một thời gian nào đó.
Người Ai Cập yêu thích và tôn thờ tất cả các loài động vật. Trong đó một số loài vật đóng vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa, tâm linh của người Ai Cập cổ đại. Người Ai Cập cổ đại tin rằng những con chó rừng có thể tìm thấy phần thức ăn ngon từ miếng thịt cũ và ăn chỗ đó để không bị chết đói. Loài động vật này cũng đã tàn phá một số ngôi mộ ở sa mạc thời cổ đại. Tuy nhiên, người Ai Cập đã sử dụng loài chó để làm biểu tượng của Thần Chết Anubis.
Thần Chết Anubis được miêu tả có đầu chó, thân người và có vai trò quan trọng trong đời sống của người Ai Cập. Các chuyên gia khảo cổ đã tìm thấy một số đền thờ vị Thần Chết này với hàng triệu xác ướp động vật cùng những cổ vật giá trị. Người Ai Cập tôn thờ mèo.Ngoài ra người Ai Cập coi mèo là loài động vật thiêng liêng nhất, đóng vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh của người dân nơi đây trong suốt một thời gian dài. Người Ai Cập tôn sùng thần mèo Bast. Những con mèo được coi là biểu tượng của sự ân sủng, đĩnh đạc do cách săn mồi uyển chuyển của nó.
Mèo biểu trưng cho sức mạnh và sự khéo léo của giống mèo mà nữ thần giám hộ sai khiến phục vụ con người, giúp loài người chiến thắng kẻ thù ẩn nấp. Với người Ai Cập, đôi mắt sáng của mèo trong đêm cũng giống như ánh trăng trong đêm mù âm u. Thần hoàng hôn Bastet cũng có biểu tượng là một con mèo. Và nếu như có hỏa hoạn xảy ra trong nhà thì mèo sẽ là ưu tiên hàng đầu được cứu ra. Khi một con mèo chết, mọi thành viên trong gia đình sẽ để tang bằng cách cạo lông mày của mình. Họ làm như vậy nhằm thể hiện nỗi buồn đau khi con vật linh thiêng qua đời.
Nếu ai đó giết chết một con mèo, thậm chí một cách vô ý, người đó cũng sẽ phải đối mặt với sự giận dữ của đám đông dân chúng Ai Cập. Theo đó, người này sẽ bị trừng phạt bằng cách bị ném xuống một hố đầy rắn độc. Người Ai Cập cổ đại còn ướp xác và chôn cất mèo chết tại một nghĩa trang dành cho loài mèo cùng vớixác ướpcủa những con chuột. Năm 1888, một nông dân đã phát hiện 80.000 xác ướp mèo trong một ngôi mộ lớn. Đây là một trong những hiện vật có giá trị vô cùng lớn để phục vụ công tác nghiên cứu, tìm hiểu cuộc sống của người dân Ai Cập thời xưa.
Đối với người Ai Cập, loài côn trùng nổi tiếng nhất là bọ hung. Trong tiếng Ai Cập, bọ hung được gọi là Kheper. Người Ai Cập đã sử dụng hình ảnh bọ hung làm lá bùa thiêng liêng bảo vệ chủ nhân khỏi những điều tà ác. Người Ai Cập tin rằng bọ hung có mối liên kết với thần Khepri. Bọ hung là biểu tượng của sự tái sinh. Theo các chuyên gia thì họ đã tìm thấy một số lá bùa bọ hung trong các ngôi mộ cổ.
Thế giới tâm linh
Trên những bức phù điêu cổ của người Ai Cập có đề cập tới một nơi gọi là Duat.
Duat được cai quản bởi Thần Rồng Osiris - vị thần của sự sống và cái chết. Đây là một nơi khá giống với Trái đất nhưng lại tồn tại nhiều yếu tố kỳ lạ như hồ Lửa và tường Sắt. Để đến được Duat, linh hồn phải vượt qua 7 cánh cửa, được trông giữ bởi những quái vật nửa người, nửa thú với những tên gọi hết sức kỳ lạ như: “Kẻ uống máu đến từ lò mổ” hay “Người ăn phân từ hai chân sau của mình”.
Sau khi vượt qua hết những cánh cửa kia, trái tim của người chết sẽ được đặt lên một chiếc cân và cân với chiếc lông vũ của nữ thần Maat. Nếu người đó thuần khiết và thật thà, trái tim sẽ nặng bằng với chiếc lông vũ. Lúc này, họ sẽ được bước vào vương quốc của Thần Osiris. Nếu trái tim nặng hơn, tức là trái tim người này không thuần khiết và còn quá nhiều tham vọng, khi đó, họ sẽ bị quỷ Ammut ăn thịt, còn linh hồn sẽ bị trừng phạt theo luật lệ nơi đây.
Không chỉ có vậy, những lời nguyền của những xác ướp đã ngủ yên hàng nghìn năm dưới đất sâu vẫn bị đánh thức và linh nghiệm cho đến ngày nay. Những lời nguyền đáng sợ đó đã trở thành thách thức của cả nhân loại và là một trở ngại lớn ngăn cản giới khoa học, khảo cổ học tiếp cận và nghiên cứu nền văn minh Ai Cập cổ đại.
Tháng 11 năm 1922, nhà khảo cổ nổi tiếng nước Anh, ngài Hôvađơ Catơ, sau 7 năm thăm dò tìm kiếm đã phát hiện và mở cửa lăng mộ Pharaong Tutancamôn tại vùng thung lũng Đế vương. Từ trong đó đã đào được hơn 5.000 hiện vật gồm có châu báu, đồ trang sức, quần áo, binh khí, công nghệ phẩm, dụng cụ gia đình,... thành công đó đã làm chấn động thế giới.
Ngày 18 tháng 2 năm sau, khi công việc khai quật đang đứng trước thắng lợi mới, huân tước Canaphen, người đã đầu tư rất nhiều tiền của giúp Catơ tiến hành công việc, đi vào trong hầm mộ và sau đó bỗng mắc bệnh nặng, rồi qua đời. Chị gái của ông ta, trong hồi ký đã viết rằng: "Trước lúc chết, ông bị sốt cao và luôn miệng kêu gào: Tôi đã nghe tiếng thở của nó, tôi phải cùng đi với nó đây!" Cách đó không lâu sau, một nhà khảo cổ khác, ngài Môsơ trong khi khai quật đã giúp đẩy đổ bức tường đá chủ yếu trên đường vào hầm mộ cũng qua đời vì mắc phải một chứng bệnh lạ giống như thần kinh rối loạn.
Đaoglat - chuyên gia chiếu chụp X quang cho xác ướp Pharaong, không bao lâu cũng trở thành vật hy sinh cho các lăng mộ Pharaong, ông ta ngày càng suy nhược và qua đời. Trong 2 năm sau khi khai quật lăng mộ đó, có tới 22 người trong đội khai quật chết một cách bí ẩn, không rõ nguyên nhân. Từ đó tin tức về việc Pharaong làm chết người lan truyền khắp nơi. Năm 1924, nhà sinh vật học người Ai Cập quốc tịch Anh, ngài Oaitơ, đưa theo một số người hiếu kỳ đi vào hầm mộ. Điều khiến người ta khiếp sợ là sau khi vào tham quan về, ông ta đã treo cổ tự tử.
Tất cả những điều kỳ bí đó đã khiến cho truyền kỳ về Pharaong và thế giới tâm linh của người Ai Cập càng được phủ thêm bức màn đen bí ẩn trong suốt hàng nghìn năm qua.