Tài liệu chuyên đề dạy thêm Vật Lí 11 Kết nối tri thức gồm các dạng bài tập từ cơ bản đến nâng cao với phương pháp giải chi tiết và bài tập tự luyện đa dạng giúp Giáo viên có thêm tài liệu giảng dạy Vật Lí 11.
Chuyên đề dạy thêm Vật Lí 11 Kết nối tri thức (có lời giải)
Xem thử
Chỉ từ 450k mua trọn bộ Chuyên đề dạy thêm Vật Lí 11 (cả 3 sách) bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk: 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
- B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Chuyên đề dạy thêm Vật Lí 11 Kết nối tri thức gồm 4 Chuyên đề: Dao động; Sóng; Điện trường; Dòng điện mạch điện được biên soạn với đầy đủ các mức độ.
Chuyên đề Dao động
Dao động điều hòa
Mô tả dao động điều hòa
Vận tốc, gia tốc trong dao động điều hòa
Năng lượng trong dao động điều hòa
Dao động điều hòa tắt dần và hiện tượng cộng hưởng
Đề ôn tập chương Dao động
Chuyên đề Sóng
Mô tả sóng
Sóng ngang, sóng dọc, sự truyền năng lượng của sóng cơ
Sóng điện từ
Giao thoa sóng cơ
Giao thoa ánh sáng
Sóng dừng
Chuyên đề Điện trường
Lực tương tác giữa hai điện tích
Khái niệm điện trường
Điện trường đều
Thế năng điện
Điện thế
Tụ điện
Xem thử
Chuyên đề Dao động lớp 11
Chủ đề 1: Dao động điều hòa
I. Tóm tắt lý thuyết
1. Dao động cơ
- Dao động cơ học nói chung là chuyển động có giới hạn trong không gian, lặp lại nhiều lần quanh một vị trí cân bằng xác định.
- Dao động tuần hoàn là dao động cơ mà sau những khoảng thời gian bằng nhau, vật trở lại vị trí cũ theo hướng cũ.
- Dao động tuần hoàn có thể có mức độ phức tạp khác nhau tùy theo vật hay hệ vật dao động. Dao động tuần hoàn đơn giản nhất là dao động điều hòa.
- Dao động tự do: Dao động của hệ xảy ra dưới tác dụng chỉ của nội lực (dao động riêng)
2. Dao động điều hòa
- Dao động điều hòa là dao động trong đó li độ của vật là một hàm côssin (hay sin) theo thời gian.
- Phương trình x=Acos(ωt+φ) được gọi là phương trình dao động điều hòa.
Với: x: Li độ (m hoặc cm)
A: Biên độ (m hoặc cm)
(ωt+φ): Pha dao động (rad).
φ: Pha ban đầu (rad)
3. Đồ thị dao động điều hòa
Đường biểu diễn li độ x=Acos(ωt+φ) với φ=0
- Mối liên hệ giữa dao động điều hòa và chuyển động tròn đều:
Điểm M chuyển động tròn đều với tốc độ góc ω. Gọi P là hình chiếu của M trên trục Ox (Hình 1.6). Điểm P dao động điều hòa với phương trình.
x=OMcos(ωt+ϕ)
Bảng 1.2. Sự tương tự trong dao động điều hòa và chuyển động tròn đều
Kí hiệu
Dao động điều hòa
Chuyển động tròn đều
x
Li độ
Tọa độ hình chiếu của vật trên trục tọa độ đi qua tâm và nằm trong mặt phẳng của quỹ đạo tròn.
A
Biên độ
Bán kính
T
Chu kì dao động
Chu kì quay
f
Tần số dao động
Tần số quay
ω
Tần số góc
Tốc độ góc
ωt+φ
Pha dao động
Tọa độ góc
II. Bài tập ôn lý thuyết
A. BÀI TẬP TỰ ĐIỀN KHUYẾN
Câu 1: Điền khuyết các từ khóa thích hợp vào chỗ trống:
a. Dao động cơ học nói chung là chuyển động ………………… trong không gian, lặp lại nhiều lần quanh một…………………………...
b. Dao động cơ của một vật có thể là …………………. hoặc không tuần hoàn.
c.Dao động tuần hoàn là dao động cơ mà sau những khoảng thời gian………………., vật trở lại ……………….. theo hướng cũ.
d. Dao động tuần hoàn đơn giản nhất là ………………….
e. Dao động điều hòa là dao động trong đó ……………… của vật là một hàm côsin (hay sin)………………….
f. Phương trình ………………… được gọi là phương trình dao động điều hòa.
B. BÀI TẬP NỐI CÂU
Câu 2. Hãy nối những kí hiệu tương ứng ở cột A với những khái niệm tương ứng ở cột B
C. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
NHẬN BIẾT
Câu 1: Theo định nghĩa. Dđđh là
A. Chuyển động mà trạng thái chuyển động của vật được lặp lại như cũ sau những khoảng thời gian bằng nhau.
B. Chuyển động của một vật dưới tác dụng của một lực không đổi.
C. Hình chiếu của chuyển động tròn đều lên một đường thẳng nằm trong mặt phẳng quỹ đạo.
D. Chuyển động có phương trình mô tả bởi hình sin hoặc cosin theo thời gian.
Câu 2: Chọn phát biểu đúng nhất? Hình chiếu của một chuyển động tròn đều lên một đường kính
A. Là một dđđh
B. Được xem là một dđđh.
C. Là một dao động tuần hoàn
D. Không được xem là một dđđh.
Câu 3: Vật dđđh theo trục Ox. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Quỹ đạo chuyển động của vật là một đoạn thẳng.
B. Lực kéo về tác dụng vào vật không đổi.
C. Quỹ đạo chuyển động của vật là một đường hình cos.
D. Li độ của vật tỉ lệ với thời gian dao động.
Chủ đề 2: Mô tả dao động điều hòa
I. Tóm tắt lý thuyết
1. Các đại lượng đặc trưng của dao động điều hòa
Phương trình dao động điều hòa:
x=Acos(ωt+φ)
- Li độ x: là độ dịch chuyển từ vị trí cân bằng đến vị trí của vật tại thời điểm t.
- Biên độ A: là độ dịch chuyển cực đại của vật tính từ vị trí cân bằng.
- Chu kì: là khoảng thời gian để vật thực hiện một dao động, kí hiệu là T. Đơn vị của chu kì dao động là giây (s).
- Tần số: là số dao động mà vật thực hiện được trong một giây, kí hiệu là f.
Đơn vị của tần số là 1/s, gọi là Héc (kí hiệu Hz)
- Tần số góc:
Trong dao động điều hòa của mối vật thì A,T,f và ω là những đại lượng không đổi, không phụ thuộc vào thời điểm quan sát. Với những vật khác nhau thì các đại lương này khá nhau. Vì thế chúng là những đại lượng đặc trưng cho dao động điều hòa.
2. Độ lệch pha giữa hai dao động cùng chu kì
+) Pha ban đầu φ (rad): cho biết tại thời điểm bắt đầu quan sát vật dao động điều hòa ở đâu và sẽ đi về phía nào. Nó có giá trị nằm trong khoảng từ -π đến π (rad)
+) (ωt+φ): Pha dao động (rad).
+) Độ lệch pha giữa hai dao động cùng chu kì: luôn bằng độ lệch pha ban đầu.
- Nếu φ1>φ2 thì dao động 1 sớm pha hơn dao động 2.
- Nếu φ1<φ2 thì dao động 1 trễ pha hơn dao động 2.
- Nếu φ1=φ2 thì dao động 1 cùng (đồng) pha hơn dao động 2.
- Nếu φ1=φ2±π thì dao động 1 ngược pha với dao động 2.
a. Hai dao động đồng pha
b. Hai dao động ngược pha
¨ Lưu ý: Cách tính độ lệch pha giữa hai dao động lệch nhau một khoảng thời gian Δt
II. Bài tập ôn lý thuyết
A. BÀI TẬP TỰ ĐIỀN KHUYẾT
Câu 1: Điền khuyết các từ khóa thích hợp vào chỗ trống:
a. Li độ: x là …………………. từ vị trí cân bằng đến vị trí của vật tại thời điểm t.
b. Biên độ A là độ dịch chuyển …………… của vật tính từ…………………….
c. Chu kỳ là …………………… để vật thực hiện một dao động, kí hiệu là T. Đơn vị của chu kì dao động là giây (s).
d. Tần số: là ………………… mà vật thực hiện được trong một giây, kí hiệu là f.
e. Nếu φ1>φ2 thì dao động 1 …………………… hơn dao động 2.
f. Nếu φ1<φ2 thì dao động 1 …………………… hơn dao động 2.
g. Nếu φ1=φ2 thì dao động 1 …………………… hơn dao động 2.
h. Nếu ……………………. thì dao động 1 ngược pha với dao động 2.
B. BÀI TẬP NỐI CÂU
Câu 2. Hãy nối những kí hiệu tương ứng ở cột A với những khái niệm tương ứng ở cột B
C. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
NHẬN BIẾT
Câu 1: Đại lượng nào dưới đây đặc trưng cho độ lệch về thời gian giữa hai dao động điều hòa cùng chu kì?
A. Li độ
B. Pha
C. Pha ban đầu
D. Độ lệch pha.
Câu 2: Biên độ của hệ dao động điều hòa phụ thuộc yếu tố nào?
A. Cách kích thích cho vật dao động
B. Cách chọn trục tọa độ
C. Cách chọn gốc thời gian
D. Cấu tạo của hệ
Câu 3: Pha của dao động được dùng để xác định:
A. Biên độ dao động
B. Tần số dao động
C. Trạng thái dao động
D. Chu kỳ dao động
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí có trong Chuyên đề dạy thêm Vật Lí 11 Kết nối tri thức, để mua tài liệu mời Thầy/Cô xem thử:
Xem thử