Cây sa kê được trồng nhiều ở các tỉnh miền Trung và miền Nam nước ta. Cây sa kê thường được trồng để làm cảnh, lấy bóng mát và lấy trái làm thực phẩm. Tuy nhiên, ít ai biết rằng lá sa kê chứa nhiều dược tính còn được dùng làm thuốc chữa bệnh. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cùng bạn tìm hiểu về cách dùng lá sa kê trị bệnh gút.
Bệnh gút là gì?
Bệnh gút hay bệnh gout là một dạng bệnh rối loạn do acid uric máu tăng cao bất thường. Việc này khiến các tinh thể urat hình thành và kết tủa trong và quanh các khớp, gây viêm khớp cấp hoặc mãn tính. Bệnh gút điểm hình với các cơn đau nhức ở khớp, thường gặp nhất ở khớp bàn ngón chân. Các khớp bị sưng viêm có biểu hiện sưng đỏ, nóng, gây đau đớn từ âm ỉ đến dữ dội. Cảm giác đau thường xuất hiện hoặc tăng dần về đêm.
Nồng độ acid uric máu tăng cao có thể do các nguyên nhân:
- Giảm bài tiết acid uric qua thận hoặc hoa đường tiêu hóa.
- Tăng sản xuất acid uric trong cơ thể (đây là nguyên nhân hiếm gặp).
- Sử dụng nhiều thực phẩm chứa hàm lượng purin cao kết hợp với việc giảm bài tiết acid uric ra khỏi cơ thể.
Sưng viêm khớp do bệnh gút thường bắt đầu từ khớp bàn ngón chân cái. Ngoài ra có thể sưng viêm cả các khớp mu bàn chân, mắt cá chân, khớp gối, khớp cổ tay, khớp khuỷu tay,... Thậm chí có trường hợp bệnh nhân gút còn bị sưng viêm cả khớp háng, khớp vai, khớp vùng chậu, khớp ức đòn,... Các cơn đau thường dữ dội trong vài giờ. Mỗi đợt đau do viêm khớp thường kéo dài 1 - 2 tuần sau đó tự khỏi. Khi khớp bị sưng viêm, da bên ngoài sẽ nóng, căng bóng, đỏ bừng hoặc hơi tím. Kèm theo đó là biểu hiện bệnh nhân sốt, tim đập nhanh, người ớn lạnh và mệt mỏi.
Lá sa kê trị bệnh gút được không?
Trước khi sử dụng thực phẩm hỗ trợ điều trị gút, nhiều người nghĩ đến việc dùng các loại lá cây quen thuộc như lá vối, lá sa kê.
Cây sa kê là cây thân gỗ, có thể cao đến 20m. Lá sa kê to, dày, bản xẻ hình lông chim. Quả sa kê nhìn giống trái mít nhưng kích cỡ nhỏ, gai không nhọn có thể dùng làm thực phẩm. Lá sa kê được thu hái quanh năm, có thể phơi khô để dùng dần. Ngoài các vitamin và khoáng chất có lợi cho cơ thể, lá sa kê còn chứa các thành phần có lợi cho bệnh nhân mắc bệnh gút.
Trong Đông y, lá sa kê giúp lợi tiểu, tiêu viêm. Nhờ đó, nó giúp tăng đào thải acid uric dư thừa qua nước tiểu. Dùng lá sa kê có thể giảm lượng acid uric trong máu - thủ phạm làm hình thành tinh thể urat gây bệnh gút. Với khả năng tiêu viêm, lá sa kê cũng giúp giảm sưng viêm và đau khớp do gút.
Theo y học hiện đại, trong thành phần của lá sa kê có chứa hàm lượng lớn hoạt chất chống oxy hóa có tên polyphenol và flavonoid. Những hoạt chất này đã được khoa học chứng minh tác dụng ức chế các tác nhân gây nên các bệnh rối loạn chuyển hóa như bệnh gút.
Cách dùng lá sa kê trị bệnh gút
Dùng lá sa kê là cách điều trị bệnh gút tại nhà không tốn kém và dễ dàng thực hiện. Người bệnh có thể chỉ cần dùng duy nhất lá sa kê hoặc kết hợp với các nguyên liệu khác để tăng hiệu quả. Một số cách dùng lá sa kê trị bệnh gút bạn có thể áp dụng như:
Uống nước lá sa kê
Đây là cách dùng lá sa kê chữa bệnh đơn giản nhất, ai cũng có thể áp dụng hàng ngày. Với cách làm này, bạn dùng lá sa kê tươi rửa sạch, thái nhỏ. Khoảng 3 lá sa kê là vừa đủ để nấu cùng 2 lít nước. Nấu đến khi nước sôi, bạn đun thêm 10 phút là được. Nước lá sa kê bạn để nguội, dùng trong ngày thay nước lọc.
Dùng cả quả và lá sa kê nấu nước uống
Tương tự như cách trên, bạn có thể dùng cả quả sa kê để nấu nước uống cùng với lá. Quả sa kê màu xanh, có nhựa. Bạn cần gọt sạch vỏ, ngâm nước muối cho bớt nhựa rồi mới dùng để nấu nước. Lá sa kê có thể thu hái quanh năm nhưng quả sa kê chỉ có theo mùa. Vì vậy bạn có thể thái quả sa kê thành lá, phơi khô để dùng dần quanh năm.
Kết hợp lá sa kê với dưa leo và cỏ xước
Dưa leo có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu. Cây cỏ xước vốn được biết đến với nhiều công dụng chữa bệnh như tiểu đường, huyết áp, tim mạch và đặc biệt là bệnh xương khớp. Khi kết hợp dưa leo, cỏ xước với lá sa kê sẽ gia tăng tác dụng đào thải acid uric đồng thời giảm triệu chứng đau do viêm khớp.
Bạn cần chuẩn bị lá sa kê tươi, dưa leo mỗi loại 100g, cỏ xước 50g. Tất cả mang sắc với 2 lít nước đến khi lượng nước còn 2/3 là được. Nước thuốc này bạn dùng để uống trong ngày, không để đến ngày hôm sau. Bạn có thể dùng nước lá sa kê, dưa leo, cỏ xước thay nước lọc.
Nấu nước lá sa kê, lá ổi non và trái đậu bắp
Để nấu nước lá sa kê trị bệnh gút, bạn có thể kết hợp sử dụng thêm lá ổi non và trái đậu bắp tươi. Đây cũng là bài thuốc thường được các bệnh nhân tiểu đường thường xuyên sử dụng nhờ tác dụng giảm acid uric trong máu.
Để nấu nước thuốc, bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu gồm: 100g lá sa kê tươi, 100g đậu bắp tươi, 50g lá ổi non. Các nguyên liệu trên bạn dùng để sắc cùng 800ml nước đến khi còn một nửa. Bạn đã để nguội và chắt uống trong ngày như trà.
Nước lá sa kê nấu cùng các vị thuốc Nam
Bài thuốc nước lá sa kê nấu cùng các vị thuốc Nam có tác dụng giảm đau nhức khớp, nhất là các cơn đau vào ban đêm.
Với bài thuốc này, bạn cần chuẩn bị nguyên liệu gồm: 2 lá sa kê khô, 20g kim ngân, 14g thạch cao, 12g bạch thược, 6g quê chi, 8g mỗi loại cam thảo, hải hồng bì, mộc thông. Các nguyên liệu trên bạn mang sắc rồi chắt lấy nước uống hàng ngày. Bài thuốc này rất tốt với những bệnh nhân bị gút cấp tính.
Bài thuốc dùng lá sa kê trị bệnh gút mãn tính
Với bài thuốc này, bạn cũng cần sử dụng nhiều nguyên liệu trong Đông y như: 3 lá sa kê, 20g nhân ý dĩ, 12g đương quy, 12g xích thược, 10g mỗi loại thổ phục linh, tỳ giải, mộc thông, 8g uy linh tiên, 5g tế tân, 5g ô đầu, 4g quế chi. Tất cả các nguyên liệu trên bạn cho vào ấm sắc, dùng nước thuốc uống trong ngày.
Dùng lá sa kê trị bệnh gút cần lưu ý gì?
Những ai có ý định dùng lá sa kê trị bệnh gút cần lưu ý những điều sau:
- Lá sa kê có thể dùng tươi hoặc phơi khô dùng dần đều được. Tuy hương vị có khác nhau nhưng công dụng không thay đổi. Tuy nhiên, bạn không nên dùng quá 3 lá sa kê một ngày. Khi dùng lá sa kê để nấu nước, không nên nấu quá đặc. Trong lá sa kê có một lượng nhỏ alkaloid là chất có độc tính nhẹ. Uống nhiều hoặc uống nước sa kê quá đặc đều không tốt cho sức khỏe.
- Sau khi dùng lá sa kê 1 tuần liền, bạn nên nghỉ 1 tuần để tránh tác dụng phụ.
- Phụ nữ đang mang thai hoặc phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ không nên uống nước lá sa kê.
- Nếu đang dùng thuốc chữa bệnh, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng lá sa kê.
Tùy cơ địa và tình trạng bệnh của mỗi người, cách dùng lá sa kê trị bệnh gút sẽ mang đến hiệu quả khác nhau. Ngoài ra, bạn cũng nên tìm hiểu bị gút nên kiêng ăn gì để giảm đau và kiểm soát bệnh tật. Khi bị bệnh gút, tốt nhất bạn nên theo dõi sức khỏe thường xuyên và dùng thuốc trị gút theo sự tư vấn và chỉ định của bác sĩ.