Dạo này thể loại nữ chính vào triều làm quan có vẻ hot, nên vớ đại 1 bộ xem thử Tác giả Thiên Như Ngọc thì ko phải bình luận nhiều, đc khen cũng ko ít, hiện giờ có mấy bộ như “Ngày tháng trắc trở” và “Nữ ân sư” đang đc edit Mình ko theo dõi 2 bộ này nên ko đánh giá chung đc, nên chỉ nói gọn trong bộ này thôi ^^ Nhìn chung thì sủng nhưng ko ngấy, ko phải kiểu hài giải trí mà có chỗ xoắn hẳn hoi, cũng có đôi chỗ buồn man mác, đôi trẻ yêu nhau cutoe lắm nên nhiệt liệt đề cử nhé, mình chỉ REVIEW ngắn thôi
Tác giả: Thiên Như Ngọc
Tên gốc của bộ này là “Thất tiết là chuyện nhỏ, chết đói là chuyện lớn”. Nhưng cơ bản thì mình thấy nó chả liên quan gì cả =)) Tác giả cũng sửa lại tên & xuất bản theo như tên mới là “Tương du nữ quan”. Tương du ở đây là xì dầu, nước tương, xuất phát từ cụm từ “Đả tương du” - 1 trong 10 từ thịnh hành nhất Internet năm 2008, ý chỉ những kiểu người thích hóng hớt chuyện ko liên quan đến mình, hoặc dạng như người qua đường cưỡi ngựa xem hoa. Truyện này cũng lâu rồi, tác giả viết hồi 2011 mà đến 2014 mới xuất bản nên phong cách vẫn còn mang âm hưởng phong cách ngôn tình ngày xưa lắm
NỘI DUNG CHÍNH: Nữ chính - Văn Tố là gái Giang Nam hàng thật giá thật, sống triều Đại Lương, nhà nghèo nên lên kinh thành kiếm miếng ăn. Bỗng nhiên thấy phủ nhiếp chính vương treo bảng cần tìm nữ phụ tá, vừa đc ăn ngon, có chỗ ngủ lại đc hưởng bổng lộc, thế là nàng tiện chân ghi danh ứng cử luôn =)) Truyện là quá trình yêu đương mưa dầm thấm đất của Văn Tố và nam chính - nhiếp chính vương - Tiêu Tranh, ko cẩu huyết sến súa màu mè gì nhé =))) Ko có tiểu tam, nam phụ chỉ là gió thoảng mây bay :)) Hơi sầu là đoạn cuối nữ chính đi “công tác” tới 4 năm, về nhà thì tác giả miêu tả cảnh ngọt ngào của 2 anh chị trong vòng vài nốt nhạc rồi… hết truyện
Thật ra cứ nhắc đến nhiếp chính vương thì mình lại nghĩ sẽ là 1 triều đại sóng gió nhiều bão tố cơ 😀 Trong truyện này Hoàng đế chỉ là 1 cậu nhóc 8 tuổi thôi, là cháu nam chính. May mà bối cảnh ko quá khắc nghiệt, chứ mà viết theo kiểu Ngự phồn hoa thì sẽ ngược tâm cỡ nào =)) May mà tác giả này viết theo lối hài sủng =)) Đoạn cuối có 1 chi tiết cũng rất giống Ngự phồn hoa đấy, à ko, phải nói Ngự phồn hoa giống, tại truyện này viết trước, hehe, sẽ nói sau.
NHÂN VẬT:
- Nữ chính - Văn Tố: 1 điểm cộng là tuy ham tiền nhưng ko điên khùng như nhiều nữ chính khác. Nàng trưởng thành dần dần theo câu chuyện, từ 1 nữ phụ tá nhỏ trở thành thiếu phó cho Hoàng đế, rồi thành sứ giả Đại Lương sang nước khác. Nói chung thân thế cũng bí hiểm, nhưng đoạn thân thế này mình lướt vì thấy ko hấp dẫn mấy, nhưng đọc ngoại truyện về đời trước thì đúng là gây cấn thiệt .
- Nam chính - Tiêu Tranh: Nhiếp chính vương nhưng hiền như cục đất =)) Cảm giác như anh này giống người gõ đầu trẻ, xung quanh là 1 đám con nít ăn nhờ ở đậu Đã làm quân sư cho bạn Hoàng đế 8 tuổi thì thôi đi, nhà lại trông chừng 1 thằng nhóc & 1 thằng to xác nhưng tâm hồn trẻ trâu, vâng, tất cả đều là cháu anh Chỉ trách anh là con út của tiên đế, khi anh chào đời thì các ông anh zai chuẩn bị vợ con đề huề cả rồi. Nói chung thì ko sạch, nhưng vì yêu lần đầu nên còn bẽn lẽn lắm =)) Mấy đoạn ghen tuông cũng dễ thương hết sức, kiểu ko biết xả đi đâu, tội nghiệp anh cận vệ Triệu Toàn vừa hứng mà phải vừa nín cười Buồn cười nhất chắc là đoạn lỡ trèo tường ôm eo nữ chính, thế là cứ hỏi có cần phải chịu trách nhiệm ko miết
Cơ bản thì mang tâm hồn thiện lương, ko mang tham vọng gì cả, nên trong chuyện tình cảm Tiêu Tranh ko đc quyết liệt cho lắm (mình nghĩ vậy ) Văn Tố 5 lần 7 lượt né tránh lời tỏ tình của Tiêu Tranh, mà chàng thì cũng chưa có kinh nghiệm gì, thế nên cứ… “chúc bạn may mắn lần sau” hoài =)) Đc tí cao trào khúc đến cứu Văn Tố ở pháp trường, với đoạn nàng đi công tác 4 năm nơi đất khách, nhưng nói chung thì tác giả là mẹ ruột, nên giải quyết nhẹ nhàng hoy
Nói về nút thắt của truyện này, có 1 đoạn mình đã nghĩ là có thể sẽ hay hơn, tạo đc mâu thuẫn hơn. Đó là sự tồn tại của nhân vật Tiêu Đoan - cháu của Tiêu Tranh. Anh này thể chức yếu kém, nên ko có tư cách tham gia cuộc đấu chính trị rồi. Nhưng Tiêu Đoan rất kính trọng Tiêu Tranh, cho rằng Tiêu Tranh là người sinh ra mang sẵn tố chất vương giả, nên ko ai xứng đáng với ngôi vua bằng Tiêu Tranh hết. Chi tiết Tiêu Đoan muốn loại trừ điểm yếu của Tiêu Tranh là Văn Tố thông qua việc xúi giục Hoàng đế xử trảm nàng, để Tiêu Tranh hận Hoàng đế và tạo phản làm mình nhớ đến Nguyên Hạo Hành trong “Ngự Phồn Hoa”. Thật ra Tiêu Đoan & Văn Tố đã có thể là bạn tốt của nhau (Tiêu Đoan còn thừa nhận mình có thể thích nàng nữa), nhưng cuối cùng đại cục vẫn quan trọng hơn, & Tiêu Đoan đã quyết định chọn Tiêu Tranh.
Cái hay của truyện là ở nhân vật Tiêu Đoan này, vì từ đầu anh này đc xây dựng như 1 công tử lông bông, ko có tầm nhìn, chỉ thích hưởng thụ. Nhưng thông qua những hành động của anh này, tác giả dần dần hé lộ mục đích thật sự của Tiêu Đoan. Chỉ tiếc mấy anh zai sinh ko đúng thời, thiên hạ thái bình, tham quan lần lượt rớt đài hết, minh quân nắm quyền (triển vọng).
Có 1 bạn nam phụ là Thám hoa, thuộc tuýp thư sinh, tình cờ quen nữ chính khi còn ở Giang Nam. Nếu tác giả xây dựng thành hình tượng thanh mai trúc mã thì chắc sẽ tạo đc kịch tính cho việc phân vân của nữ chính hơn Chứ sự xuất hiện của anh này cũng thuộc kiểu bình bình, chỉ tăng tình thú cho anh Tiêu Tranh nhờ mấy màn ghen bóng ghen gió thôi chứ ko có gì ghê gớm.
Còn 1 bạn nữ phụ, cùng nhập phủ chung đợt với Văn Tố, có tri thức hơn nhưng kỹ năng xử sự ko bằng Văn Tố nên ko đc trọng dụng. Chị này thầm thương trộm nhớ nhiếp chính vương, nhưng luôn bị mâu thuẫn bởi tình bạn với Văn Tố nên có lần suýt hãm hại Văn Tố. Thật ra mình lại thấy chị này đáng thương, có lẽ vì do nữ chính lên mây phần nhiều là ăn may nên với những người đi từ năng lực lên như chị này mình lại thấy tiếc.
Điểm trừ là vụ Văn Tố vào triều làm nữ quan hơi ảo. Mặc dù đc bạn nam chính cất nhắc nhưng truyện lại ko bật đc lý do quyết tâm của Văn Tố. Có lẽ 1 phần cũng là do cái tựa truyện, do thích bon chen nên tiện đà lên mây =)) Về sau có lẽ là vì muốn sánh vai cùng nam chính nên muốn tìm 1 vị trí xứng đáng, chấp nhận ra đi 4 năm để tạo dựng chỗ đứng. Nhưng nói chung là mình ko cảm nhận đc động lực Mà tác giả cũng ko đề cập chi tiết đến chuyện cha mẹ Văn Tố đã tác động đến sự hình thành thế giới quan của nàng thế nào để từ 1 người dân thường quyết tâm cống hiến vì đất nước đến vậy Đây là 1 trong những lý do mình rất hạn chế xem thể loại nữ chính làm quan này. Với mình, thường thì nữ phẫn nam trang sẽ có nhiều nút thắt để xoáy hơn, nhưng còn nữ chính vào triều danh chính ngôn thuận thế này trong thời đại phong kiến thì rất khó để xây dựng thuyết phục.
Nói về nữ chính làm quan, mình vẫn đánh giá cao bộ “Thái Vân quốc truyện” nhất, vì nó bật đc những mâu thuẫn trong tư tưởng, khó khăn từ định kiến của mọi người, & lối suy nghĩ trọng nam khinh nữ của xã hội phong kiến. Thật ra logic chung của những bộ truyện theo thể loại này đại khái thì là: Làm quan thì có thể trợ giúp các anh trong việc cai quản đất nước, còn bước vào hậu cung hay nhà trong thì vĩnh viễn ko thể tham gia chính trị. Có lẽ vì bị giới hạn về thể loại (hài) nên Thiên Như Ngọc chưa khai thác yếu tố này sâu sắc, mình vẫn thấy nữ chính chẳng qua chỉ làm quan vì… đột nhiên hứng thú thôi
Nói chung là thuộc kiểu siêu sủng nên ko đòi hỏi gì nhiều, nếu đọc giải trí thì OK