Nước hoa không còn là sản phẩm xa lạ với mọi người, nhưng chắc hẳn không phải ai cũng biết nước hoa được tạo ra như thế nào. Có bao giờ bạn tự hỏi chỉ từ những loài hoa quen thuộc như hoa hồng, hoa nhài, mẫu đơn, dành dành,...hay các loại gỗ như đàn hương, trầm hương, cỏ cây lại có thể tạo ra được những mùi hương đa dạng đến thế. Để một chai nước hoa thành phẩm đến tay người dùng phải trải qua những công đoạn nào, cách tạo ra tinh dầu có khó hay không? Cùng LÁ Parfum tìm hiểu ngay trong bài viết hôm nay nhé!
Giai đoạn 1: Thu thập nguyên liệu sản xuất nước hoa
Trước khi quá trình sản xuất bắt đầu, các nguyên liệu (thực vật, sản phẩm động vật, hóa chất tổng hợp) phải được đưa đến trung tâm sản xuất.
Giai đoạn 2: Chiết xuất tinh dầu
Tinh dầu được chiết xuất từ thực vật bằng các phương pháp: chưng cất hơi nước, chiết bằng dung môi, thẩm tách, ngâm và ép.
1. Chưng cất hơi nước (Distillation)
Chưng cất lôi cuốn hơi nước
Nguyên liệu thực vật cần chiết xuất được đưa vào thiết bị chưng cất cùng với nước tinh khiết. Độ tinh khiết của nước phải đạt chuẩn để đảm bảo chất lượng cao nhất cho tinh dầu chiết xuất. Nhiệt đun phía dưới thiết bị chưng cất sẽ làm hơi nước bốc lên, cuốn theo tinh dầu đi theo đường ống dẫn, đến đoạn đi qua ống dẫn được làm lạnh, hơi nước sẽ ngưng tụ thành giọt và cho ra hợp chất gồm hydrosol và tinh dầu. Tinh dầu là một lớp rất mỏng, nguyên chất, nặng hơn nên nổi trên bề mặt hydrosol. Hydrosol, hay còn gọi với những tên như nước thảo dược, hay nước chưng tinh dầu, là phần nước đã cuốn trong đó một lượng tinh dầu khoảng 0.02%. Sau khi tách hết phần nước hydrosol, ta sẽ thu được tinh dầu nguyên chất.
Chưng cất trực tiếp bằng nước
Tinh dầu cũng có thể được chiết xuất bằng cách đun sôi các chất thực vật như cánh hoa trong nước. Đây là một trong những phương pháp được sử dụng phổ biến nhất và cũng cổ xưa nhất (có từ khoảng 5000 năm trước).
Phương pháp này có thể được sử dụng để chiết xuất hầu hết các loại tinh dầu. Nguyên lý cơ bản là hỗn hợp chất lỏng gồm nhiều cấu tử không hòa tan lẫn vào nhau có nhiệt độ sôi thấp hơn nhiệt độ sôi của các cấu tử thành phần. Thông thường tinh dầu có nhiệt độ sôi khá cao. Tuy nhiên, do nó không tan trong nước nên nó sẽ tạo thành một hỗn hợp hai chất lỏng không tan và hỗn hợp này có nhiệt độ sôi nhỏ hơn 100 độ C (nhiệt độ sôi của nước ở điều kiện bình thường). Do không tan trong nước và nhẹ hơn nước nên sau khi ngưng tụ, hỗn hợp nước và tinh dầu sẽ tách thành hai lớp và có thể phân tách được bằng phương pháp chiết.
2. Chiết bằng dung môi (Solvent Extraction)
Phương pháp này phân tách được tinh dầu dựa vào tính chất tinh dầu tan tốt trong các dung môi phân cực như cồn và không phân cực (thường sử dụng dung môi là các hydrocacbon như n-hexane, có nhiệt độ sôi thấp để dễ loại bỏ). Sau đó loại bớt dung môi bằng cô quay chân không.
3. Thẩm tách - Tách hương liệu hoa (Enfleurage)
Phương pháp này là một trong những phương pháp thủ công từ rất xa xưa có bắt nguồn từ nước Pháp và thường áp dụng cho các loại hoa có cánh mỏng và rất khó để lấy tinh dầu như Hoa lài, Hoàng lan. Để lấy được tinh dầu từ những cánh hoa mỏng manh, người ta quét một lớp mỡ động vật được gọi là pomade lên những tấm kính và xếp hoa lên đó. Lớp mỡ sẽ từ từ hút lấy tinh dầu từ hoa, cũng là lúc hoa dần tàn đi. Sau đó, lớp mỡ này được hòa tan vào cồn (alcohol) và đun nóng để loại bớt cồn.
4. Ngâm (Maceration)
Ngâm là một phương pháp chiết gián đoạn trong đó lượng dung môi được tiếp xúc đồng thời với toàn bộ lượng nguyên liệu trong dụng cụ thích hợp. Phương pháp này dựa vào tính chất của một số dung môi không bay hơi như dầu thực vật, mỡ động vật, vaseline, parafin… có khả năng hòa tan tinh dầu trong nguyên liệu. Nếu ngâm bằng dung môi là chất béo động vật thì phải nâng nhiệt của quá trình để dung môi ở thể lỏng. Quá trình ngâm giống như quá trình trích ly nhưng chỉ khác là quá trình ngâm dùng dung môi không bay hơi. Dung môi dùng để ngâm phải thật tinh khiết, không có mùi lạ, do đó dung môi cần phải được tinh chế trước khi sản xuất.
5. Ép lạnh (Cold Expression/ Cold Extraction)
Phương pháp ép lạnh thường được sử dụng cho các nguồn nguyên liệu có chứa tinh dầu trong các túi tinh dầu, hàm lượng tinh dầu cao, dễ bị ép bể như bưởi, cam, quýt…
Giai đoạn 3: Pha trộn
Các loại tinh dầu nước hoa được pha trộn với nhau theo một công thức nhất định để tạo ra các mùi hương nhất định. Sau đó, cồn và đôi khi nước được sử dụng để pha loãng các thành phần trong nước hoa. Chính tỷ lệ cồn với tinh dầu quyết định giá trị của nước hoa. Càng nhiều tinh dầu, nước hoa càng đắt tiền. Lượng cồn trong nước hoa có thể dao động rất nhiều. Hầu hết các loại nước hoa (Eau de Parfum) chứa khoảng 15-20% tinh dầu hòa tan trong cồn và một chút nước. Colognes (Eau de Cologne) chứa khoảng 2-4% tinh dầu pha loãng trong 80-90% cồn và khoảng 10% nước. Nước thơm “Eau de Fraiche” có lượng tinh dầu ít nhất, khoảng 2% hòa tan trong trong 60-80% cồn và 20% nước.
Giai đoạn 4: Ủ “Hóa già”
Nước hoa tốt thường được ủ trong vài tháng hoặc thậm chí nhiều năm sau khi được pha trộn. Mỗi loại nước hoa có ba tầng hương: hương đầu, hương giữa và hương cuối. Hương đầu thường có mùi giống như cam quýt. Hương giữa thường là hương hoa hồng và hoa nhài. Và hương cuối là hương gỗ mang đến hương thơm lâu bền cho nước hoa.Trong những bước trên, bước thu thập nguyên liệu và chiết xuất tinh dầu được coi là hai bước khó khăn và đòi hỏi kỹ thuật cao nhất. Nguyên liệu sản xuất nước hoa phải có trọng lượng lớn thì mới mang lại đủ lượng tinh dầu. Công đoạn chiết xuất phải được tiến hành sở hữu độ chính xác cao.
Tham khảo sản phẩm của LÁ Parfum tại đây.