Đi ngoài ra máu là tình trạng nhiều người gặp phải, trong đó nguyên nhân phổ biến nhất là do táo bón dẫn đến tổn thương niêm mạc hậu môn hoặc trực tràng và máu chảy lẫn ra ngoài. Tuy nhiên đó cũng là có thể dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý nguy hiểm hơn như xuất huyết tiêu hóa, ung thư đại - trực tràng… Vì vậy, khi xuất hiện triệu chứng đại tiện ra máu, người bệnh cần tìm hiểu rõ nguyên nhân từ đó có hướng điều trị hiệu quả.
Dấu hiệu nhận biết tình trạng đi ngoài ra máu
Triệu chứng đi ngoài ra máu có thể dễ dàng được nhận biết với đặc trưng như:
Máu màu đỏ tươi hoặc hồng tươi lẫn trong phân,
Máu dính trên giấy vệ sinh sau khi đi đại tiện hoặc
Máu trong bồn cầu sau khi đi đại tiện
Bên cạnh đó, còn có trường hợp bệnh nhân đi ngoài có máu đen lẫn trong phân, nguyên nhân được giải thích là do máu đã chảy trước đó, được lưu trữ trong đường tiêu hóa, khiến máu bị oxy hóa và làm mất đi màu đỏ đặc trưng.
Thông thường, nếu tình trạng đi ngoài ra máu không thường xuyên xảy ra mà chỉ gặp khi người bệnh bị táo bón, đi kèm với đó là đau rát do tổn thương niêm mạc hậu môn thì bệnh thường không quá nguy hiểm và sẽ tự khỏi sau một vài ngày. Tuy nhiên nếu tình trạng chảy máu kéo dài¸ liên tục đi kèm với những bất thường về sức khỏe khác thì bệnh nhân cần đặc biệt lưu ý, vì có thể nguyên nhân là bệnh lý nguy hiểm hơn, khi đó, bệnh nhân cần đến thăm khám với bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Đi ngoài ra máu - dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh về tiêu hóa
Dựa vào lượng máu chảy ra và các triệu chứng đi kèm có thể nhận biết được một số bệnh lý liên quan, cụ thể:
Bệnh trĩ
Trĩ là căn bệnh nhiều người mắc phải, cũng là nguyên nhân gây phổ biến gây ra tình trạng đi ngoài ra máu thường gặp. Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ cũng khá đa dạng như: Ngồi nhiều, rặn mạnh khi đi vệ sinh, táo bón mãn tính, ăn ít chất xơ, ít uống nước, căng thẳng kéo dài, sinh con… Ngoài ra, bệnh trĩ cũng thường hay gặp ở phụ nữ mang thai hoặc người bệnh cần dùng thuốc điều trị kéo dài.
Để điều trị và kiểm soát bệnh trĩ, người bệnh cần thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt lành mạnh, thăm khám với bác sĩ chuyên khoa và dùng thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Trong trường hợp bệnh nhân bị trĩ nặng, tình trạng chảy máu không thuyên giảm sau khi đã điều trị nội khoa, bác sĩ có thể chỉ định can thiệp thủ thuật hoặc phẫu thuật để loại bỏ búi trĩ.
Nứt kẽ hậu môn
Bên cạnh bệnh trĩ, thì nứt kẽ hậu môn cũng là một trong những nguyên nhân khiến người bệnh xuất hiện triệu chứng đi ngoài ra máu, máu tươi chảy thành giọt sau khi đi đại tiện. Bệnh thường đi kèm với triệu chứng đau vùng hậu môn khi đi đại tiện.
Nguyên nhân gây ra nứt kẽ hậu môn chủ yếu là do khi bị táo bón người bệnh thường rặn mạnh làm hậu môn giãn, rách gây sưng đau. Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm loét, nhiễm khuẩn hậu môn nếu không được điều trị đúng cách.
Polyp đại trực tràng
Polyp hình thành là do sự tăng sinh quá mức của niêm mạc đại trực tràng, đây là những khối u lồi vào trong lòng đại trực tràng. Nếu polyp xuất hiện ở lớp lót của đại trực tràng sẽ gây kích ứng, viêm và chảy máu khi bệnh nhân đi đại tiện.
Xuất hiện lỗ rò ống tiêu hóa
Lỗ rò giữa hậu môn và da hoặc trực tràng và hậu môn gọi là lỗ rò ống tiêu hóa. Lỗ rò sẽ khiến dịch tiêu hóa, mủ và máu có thể bị rò ra ngoài lẫn với phân, khi đó người bệnh sẽ thấy đi ngoài ra máu thường xuyên với lượng khác nhau.
Đối với các trường hợp này, bệnh nhân cần được chẩn đoán và phẫu thuật để xử lý, ngoài ra bác sĩ cũng sẽ chỉ định sử dụng kháng sinh để giúp ngăn ngừa nhiễm khuẩn.
Sa trực tràng
Sa trực tràng là tình trạng một phần hay toàn bộ thành trực tràng lộn lại và chui ra ngoài qua lỗ hậu môn. Bệnh thường dễ bị nhầm lẫn với bệnh trĩ do có nhiều triệu chứng giống nhau. Tuy nhiên, sa trực tràng thường xuất hiện ở trẻ nhỏ từ 1- 3 tuổi hoặc người cao tuổi (trên 50 tuổi), gây tình trạng đi ngoài ra máu đi kèm theo đau bụng dưới.
Bệnh sa trực tràng cần điều trị sớm để các tránh biến chứng nguy hiểm có thể xảy đến như: sa căng cơ, loét trực tràng đơn độc, hoại tử khối ruột sa...
Viêm túi thừa
Túi thừa xảy ra khi thành ruột kết bị phồng lên và thường xuất hiện ở đoạn đại tràng sigma. Nguyên nhân gây ra tình trạng túi thừa chưa được xác định rõ, song các bác sĩ cho rằng có liên quan mật thiết với chế độ ăn uống ít chất xơ, ít rau củ quả…
Trong quá trình tiêu hóa, túi thừa này có thể bị cọ xát dẫn tới chảy máu, máu sẽ đi ra ngoài cùng phân. Tình trạng chảy máu có thể kéo dài liên tục hoặc xảy ra gián đoạn, nếu túi thừa không bị cắt bỏ thì bệnh nhân vẫn có nguy cơ chảy máu và nhiễm trùng.
Viêm dạ dày ruột
Đa số nguyên nhân gây viêm dạ dày ruột là do vi khuẩn, một số khác là do virus. Bệnh không chỉ khiến người bệnh đi ngoài ra máu, mà trong phân còn thường lẫn nhiều chất nhầy.
Để điều trị, bệnh nhân cần bù đủ chất lỏng, đồng thời dùng thuốc kháng virus hoặc thuốc kháng sinh tùy theo tác nhân gây bệnh là virus hay vi khuẩn.
Bệnh lây nhiễm qua đường tình dục
Quan hệ tình dục không an toàn khiến là nguyên nhân khiến người bệnh có nguy cơ mắc nhiều bệnh lý nguy hiểm, trong đó có nhiều vi khuẩn gây viêm trực tràng, viêm hậu môn gây chảy máu… Đa số bệnh lây nhiễm qua đường tình dục đều khó điều trị khỏi hoàn toàn, có nguy cơ lây nhiễm cao, cần được chẩn đoán và điều trị kiên trì để kiểm soát bệnh.
Viêm đại trực tràng
Đại tràng là đoạn cuối của ống tiêu hóa, phần gần hậu môn nhất được gọi là trực tràng, cũng là vị trí dễ bị viêm nhiễm và chảy máu nhất. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm đại trực tràng, bao gồm: táo bón, bệnh Crohn, hội chứng ruột kích thích, nhiễm ký sinh trùng, nhiễm khuẩn, quan hệ tình dục qua đường hậu môn…
Viêm đại trực tràng khó điều trị dứt điểm, dễ tái phát do đó bệnh nhân cần kiên trì điều trị trong thời gian dài, đồng thời hạn chế tối đa các yếu tố gây bệnh. Triệu chứng đi ngoài ra máu do viêm đại trực tràng có thể cải thiện bằng thuốc và thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt lành mạnh.
Ung thư đại tràng
Nguyên nhân nguy hiểm nhất gây đi ngoài ra máu chính là ung thư đại tràng. Bệnh xảy ra khi tế bào bất thường sinh trưởng ở đây và hình thành khối u ác tính. Tình trạng viêm, kích thích và tổn thương niêm mạc đại tràng sẽ dẫn tới chảy máu. Ban đầu, lượng máu thường ít, về sau sẽ chảy máu nhiều hơn khi tế bào ung thư xâm lấn nhiều vào đại tràng.
Ung thư đại tràng là bệnh lý ác tính có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. Chính vì vậy, người bệnh cần cẩn trọng với các triệu chứng bất thường như đau bụng, đi ngoài ra máu, táo bón thường xuyên, thay đổi thói quen đại tiện, buồn nôn, nôn ói, người mệt mỏi, sụt cân đột ngột… Phát hiện và điều trị ở giai đoạn sớm có thể giúp bệnh nhân ung thư đại tràng có tiên lượng tốt hơn.
Đi ngoài ra máu khi nào thì nên đi khám?
Như đã nói ở trên, nếu triệu chứng đi ngoài ra máu xảy ra không thường xuyên, chỉ xảy ra khi táo bón thì bệnh có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên nếu đi ngoài ra máu với lượng máu nhiều, trong thời gian dài hoặc kèm theo các biến chứng bất thường khác thì bệnh nhân cần đến gặp bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân và có phương pháp điều trị phù hợp.
Một số triệu chứng cảnh báo người bệnh cần thăm khám bao gồm:
Đi ngoài ra máu kéo dài hơn 2 tuần
Trẻ nhỏ đi ngoài ra phân đẫm máu
Mệt mỏi
Sức khỏe suy giảm
Sụt cân không rõ nguyên nhân
Đau bụng, sưng bụng
Sốt cao
Buồn nôn hoặc nôn
Sờ thấy cục khối nổi lên trong bụng
Hình dạng và kết cấu phân thay đổi bất thường kéo dài hơn 3 tuần
Đi cầu hoặc đi tiểu không kiểm soát
Một số phương pháp chẩn đoán, xét nghiệm có thể được bác sĩ chỉ định như:
Xét nghiệm tìm máu trong phân để tìm ra nguyên nhân bệnh, đặc biệt những trường hợp có nguy mắc ung thư đại trực tràng
Nội soi giúp chẩn đoán ung thư đại tràng, phát hiện các tổn thương, biết được hình dạng, vị trí, kích thước khối u…
Chụp khung đại tràng giúp phát hiện các tổn thương nhỏ như polyp đại trực tràng
Siêu âm giúp phát hiện các u, hạch ở bụng, đánh giá tình trạng khối u
Chụp lớp cắt cộng hưởng từ giúp chẩn đoán hình ảnh chuyên sâu, đánh giá tình trạng của bệnh
Sau khi có kết quả thăm khám chính xác, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp tùy thuộc nguyên nhân gây bệnh.
Đi ngoài ra máu nên đi khám ở đâu?
Khi xuất hiện tình trạng đi ngoài ra máu, bệnh nhân không nên chủ quan mà nên đến thăm khám với bác sĩ chuyên khoa, tại các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và có phương án điều trị phù hợp, kịp thời.
Trung tâm Tiêu hoá - BVĐK Hồng Ngọc hiện là một địa chỉ y tế điều trị bệnh lý tiêu hóa uy tín được nhiều người lựa chọn với:
Đội ngũ chuyên gia, bác sĩ đầu ngành trong lĩnh vực tiêu hóa, nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại bệnh viện lớn như Bạch Mai, Đại học Y Hà Nội, BV Việt Đức…
Hệ thống trang thiết bị máy móc tiên tiến: máy nội soi dải tần hẹp Olympus CV 190 (Nhật Bản), máy siêu âm GE LOGIQ Fortis, máy chụp CT Revolution, hệ thống xét nghiệm Abbott (Hoa Kỳ)....
Phòng lưu viện rộng thoáng, sạch sẽ, đầy đủ tiện nghi khách sạn
Đội ngũ điều dưỡng hỗ trợ 24/7, chăm sóc chu đáo cho bệnh nhân trong suốt thời gian lưu viện
Để được tư vấn cụ thể, vui lòng liên hệ hotline: 0911 908 856
Trung tâm Tiêu hoá - Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc Phúc Trường Minh - Số 8 Châu Văn Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc - 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội
Phòng khám Hồng Ngọc Savico Long Biên - Tầng 3, tòa B, Savico Megamall, 07- 09 Nguyễn Văn Linh, Long Biên, Hà Nội
Đăng ký nhận thông tin và tư vấn tại:
**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Hồng Ngọc để có thêm những thông tin hữu ích về sức khỏe và các chương trình ưu đãi hấp dẫn từ bệnh viện.