Trước khi tìm hiểu chi tiết về công việc của một nhân viên kế toán thì ta cần hiểu rõ về vị trí nhân viên kế toán là gì? Nhân viên kế toán là người chịu trách nhiệm xử lý mọi vấn đề liên quan đến các hồ sơ, chứng từ, báo cáo để giúp doanh nghiệp thực hiện các nghiệp vụ kế toán một cách chính xác, đúng quy định pháp luật. Nhân viên kế toán hay còn được gọi là Accountant.
Nhân viên kế toán là một mắc xích quan trọng trong sự phát triển của doanh nghiệp. Tất cả mọi doanh nghiệp đều cần đến nhân viên kế toán nên cơ hội việc làm về vị trí nhân viên kế toán ngày càng mở rộng.
Tuy nhiên đối với bất cứ ngành nghề nào cũng có sự cạnh tranh cao, vì thế bạn cần xác định và hình dung được công việc nhân viên kế toán cụ thể là gì, những yêu cầu ở vị trí công việc đó như thế nào? Lộ trình thăng tiến của nhân viên kế toán là gì để mỗi chúng ta có nền tảng bắt đầu, có thể nỗ lực học hỏi và chạm đến những thành công nhất định trong sự nghiệp.
1.1 Các công việc của nhân viên kế toán
Sau đây là các công việc cơ bản của một nhân viên kế toán thực hiện trong doanh nghiệp theo từng giai đoạn là: đầu năm, hằng ngày, theo tháng, theo quý và báo cáo cuối năm.
a) Công việc đầu năm mà kế toán cần phải thực hiện:
Kê khai và nộp tiền thuế đầu năm: Đối với tiền thuế môn bài là ngày 31/1 mỗi năm . Nếu doanh nghiệp mới thành lập thì nộp tờ khai và thuế môn bài trong vòng 1 tháng, kể từ khi có giấy phép kinh doanh. Nếu là công ty có thay đổi về vốn, thì thời hạn cuối cùng nộp tờ khai thuế môn bài là 31/12 trong năm có thay đổi.
- Tờ khai thuế TNDN tạm tính quý 4 năm trước liền kề năm khai thuế.
- Báo cáo tình hình thực hiện sử dụng hóa đơn quý 4 năm trước liền kề.
- Trực tiếp báo cáo tài chính, Quyết toán thuế TNDN, Quyết toán thuế TNCN của năm trước liền kề: Thời hạn nộp là 31/3.
b) Công việc hằng ngày thông thường
+ Ghi chép thu thập, lưu trữ các hoá đơn, chứng từ của kế toán.
- Thu thập xử lý tất cả các hóa đơn, chứng từ liên qua đến đầu ra, đầu vào của doanh nghiệp nếu có phát sinh các hoạt động mua bán, để kê khai thuế và hoạch toán cuối tháng.
- Kiểm tra xem hóa đơn hợp pháp và phù hợp không hay không? Nếu có trường hợp bị sai xót hoặc không hợp lý cần quyết định xử lý ngay theo quy định của Thông tư và tài liệu văn bản có liên quan.
- Thực hiện kê khai phiếu thu chi rõ ràng, lập hóa đơn bán hàng, phiếu xuất kho…hằng ngày nếu có.
+ Ghi chép các sổ sách cần thiết khác có liên quan.
c) Công việc hàng tháng
- Thực hiện kê khai tờ khai thuế GTGT hàng tháng (nếu doanh nghiệp đăng ký kê khai thuế GTGT theo tháng).
- Thực hiện kê khai tờ khai thuế TNCN theo tháng (nếu doanh nghiệp đăng ký kê khai thuế GTGT theo tháng, và có số thuế TNCN được phải nộp trong tháng).
- Thực hiện kê khai các loại thuế khác (nếu có)
- Thực hiện kê khai báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn hàng tháng (đối với những doanh ngheiepj mới thành lập dưới 12 tháng)
- Hạn nộp tờ khai là ngày 20 của tháng tới.
- Lập các báo cáo hàng hóa, tồn kho, doanh thu theo tháng của doanh nghiệp.
- Tính giá thành sản phẩm, định mức nguyên liệu…… (nếu có)
d) Công việc hàng quý
- Lập báo cáo tình hình sử dụng Hoá đơn theo Quý. Lập báo tờ thuế TNCN theo quý (Nếu doanh nghiệp đăng ký kê khai theo quý). Thời hạn nộp tờ khai là ngày 30 của tháng đầu tiên quý sau liền kề.
- Lập báo cáo kết quả kinh doanh và dòng tiền của doanh nghiệp theo quý.
- Lập báo cáo hàng hóa, tồn kho…
- Kiểm tra và theo dõi các công cụ dụng cụ và hạch toán tiêu hao, chi phí cho doanh nghiệp.…..
e) Công việc cuối năm
- Làm báo cáo thuế cho tháng cuối năm và báo cáo thuế cho quý 4.
- Trình bày báo cáo quyết toán thuế TNCN năm cho doanh nghiệp.
- Kê khai quỹ, kho hàng và tài sản, đối chiếu công nợ.
- Lên sổ kế toán, đối chiếu sổ chi tiết và sổ tổng hợp.
- Làm báo cáo tài chính năm gồm: Bảng cân đối kế toán. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh mọi tháng. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cho ngân hàng.
- Liệt kê sổ sách, chứng từ kế toán có liên quan và trình ký các sổ sách chứng từ đó.
- Lập các quyết toán liên quan như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân
- Thực hiện công việc hạch toán, kê khai thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân cho nhân viên …quyết toán cuối năm theo quy định nhà nước.
- Xử lý các vấn đề phát sinh….
- Công việc kế toán thường tập trung nhiều theo quý và cuối năm vì đây là thời điểm các doanh nghiệp hoàn tất các báo cáo về tình hình hoạt động của doanh nghiệp và nộp báo cáo, thuế cho nhà nước.
1.2 Các yêu cầu công việc của nhân viên kế toán phải có
Để hoàn thành được những công việc trên và đảm bảo cam kết mang lại tính chính xác cao, giảm thiểu những rủi ro cho doanh nghiệp thì nhân viên kế toán phải có những yêu cầu cơ bản để đáp ứng vị trí trên, cụ thể như sau:
a) Về mặt kiến thức
- Phải tốt nghiệp chuyên ngành kế toán, tài chính, thống kê, ngân hàng….
- Nắm vững kiến thức nền tảng kế toán, có khả năng phân tích các nghiệp vụ ngành nghề đặc thù riêng.
- Có nhiều năm kinh nghiệm tại vị trí kế toán là một lợi thế.
- Thành thạo các phần mềm kế toán.
- Có khả năng tổng hợp, phân tích báo cáo để hỗ trợ hoàn thành công việc tốt.…..
b) Về mặt kỹ năng
- Cẩn thận, tỉ mĩ, yêu thích những con số.
- Chủ động trong công việc, có trách nhiệm và tiêu chuẩn cao với nghề nghiệp đã lựa chọn.
- Có khả năng lập kế hoạch công việc để hoàn thành xuất sắc công việc, đặc biệt trong các kỳ báo cáo cao điểm.
- Có khả năng quan sát, tư duy tốt, tổng hợp và xử lý công việc nhanh chóng.
- Tham mưu cho ban lãnh đạo…..
1.3 Nhân viên kế toán làm việc ở đâu?
Thông thường các nhân viên kế toán có 2 môi trường làm việc chính là tại các công ty dịch vụ kế toán hoặc tại các doanh nghiệp, tổ chức khác.
Công ty dịch vụ kế toán: Tại đây họ sẽ được làm đúng với những công việc chuyên môn về kế toán, thuế….. Họ sẽ được tiếp xúc với nhiều khách hàng ở nhiều lĩnh vực khác nhau, từ đó năng lực cũng như khả năng xử lý vấn đề sẽ được nâng tầm.
Tại các doanh nghiệp hoặc các tổ chức khác: Họ sẽ được làm nhiệm vụ của một nhân viên kế toán và linh hoạt hơn để hỗ trợ hoặc kiêm nhiệm thêm những công việc khác.