Bánh tráng trộn là một “siêu phẩm” cho những tâm hồn yêu thích ăn vặt. Tuy vậy, món ăn này cũng khiến nhiều bạn thấy lo lắng cho cân nặng của mình. Hãy cùng tìm hiểu bánh tráng trộn chứa bao nhiêu calo? Ăn nhiều bánh tráng trộn có mập không?
Để giúp các bạn hiểu rõ hơn về món ăn này, thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn giải đáp “1 bịch bánh tráng trộn bao nhiêu calo”, “ăn bánh tráng trộn có mập không?”. Đồng thời, bài viết cũng sẽ kèm theo hướng dẫn để thưởng thức món ăn vặt này một cách lành mạnh và đảm bảo sức khỏe.
Bánh tráng trộn bao nhiêu calo?
Theo ước tính chung, 100g bánh tráng trộn có khoảng 300 - 500 calo. Tuy nhiên, bánh tráng trộn chứa bao nhiêu calo còn tùy thuộc vào khối lượng của nguyên liệu và công thức trộn bánh tráng của bạn. Do đó, để biết chính xác số calo của bánh tráng trộn, bạn sẽ cần biết lượng calo của từng nguyên liệu trong bánh tráng trộn.
Ví dụ, trong 1 bịch bánh tráng trộn truyền thống thường bao gồm:
- 3 miếng bánh tráng (kích thước trung bình): 141 calo
- 2 quả trứng cút: 28 calo
- 2 trái tắc (3g): 26 calo
- 1/4 quả xoài xanh (50g): 30 calo
- 10g khô bò đen: 25 calo
- 10g khô bò hoặc khô mực xé sợi: 41 calo
- 15g hành lá, hành tím: 5 calo
- 15g rau răm: 2,7 calo
- 10g đậu phộng rang: 59 calo
- 10ml sa tế: 90 calo
- 5g ruốc khô: 5 calo
- 2g muối Tây Ninh: 4 calo
- 3ml nước khô bò đen: 2 calo
- 3g hành phi:10 calo
Tổng cộng, bánh tráng trộn với 14 nguyên liệu nêu trên là khoảng 468 calo.
Bạn có thể thấy món ăn vặt này có hàm lượng calo rất cao. Do đó, ngoài câu hỏi 1 bịch bánh tráng trộn có bao nhiêu calo, câu hỏi “Ăn bánh tráng trộn có béo không?” cũng được nhiều người quan tâm.
Ăn bánh tráng trộn có mập không?
Thực tế, ăn bánh tráng trộn nhiều có mập không phải xem xét đến lượng calo bạn nạp vào cơ thể trong một ngày. Nếu lượng calo bạn nạp vào cơ thể lớn hơn nhu cầu của cơ thể do bạn ăn bánh tráng trộn, thì ăn món này sẽ khiến bạn mập và béo theo thời gian.
Do đó, việc biết được 1 bịch bánh tráng trộn bao nhiêu calo sẽ rất hữu ích để bạn điều chỉnh chế độ ăn uống của mình. Nếu lỡ ăn quá nhiều bánh tráng trộn trong ngày, bạn cần giảm lượng thức ăn tiêu thụ ở các bữa chính để đảm bảo duy trì cân nặng. Đồng thời, bạn cũng nên tăng cường hoạt động thể chất để đốt cháy calo đã tiêu thụ.
Để dễ hiểu hơn, bạn cùng xem ví dụ sau đây nhé! Bạn nặng 60kg, cao 1m7. Có tập thể dục ở mức trung bình từ 4-5 lần/ngày và đang không mắc một bệnh lý nào. Vậy, theo bảng tính số calories cần thiết, bạn sẽ cần khoảng 2000 calo mỗi ngày để duy trì cân nặng.
Như vậy, nếu bạn ăn 3 bữa/ngày tương ứng 1,800 calo và kèm theo ăn vặt bánh tráng trộn khoảng 300 calo trong cùng ngày. Nghĩa là bạn đã nạp 2,100 calo/ngày, cao hơn mức cơ thể bạn cần. Do đó, theo thời gian, cơ thể của bạn sẽ tăng cân.
Tóm lại, câu trả lời cho thắc mắc “ăn bánh tráng có mập không?” không chỉ phụ thuộc vào 1 bịch bánh tráng trộn có bao nhiêu calo. Việc ăn bánh tráng trộn nhiều có mập và béo hay không tùy thuộc vào số lượng calo tổng thể từ tất cả món ăn của bạn trong một ngày.
Tác hại đối với sức khỏe của bánh tráng trộn
Hiện nay, chưa có nghiên cứu nào chỉ rõ tác động đến sức khỏe của món bánh tráng trộn. Tuy nhiên, khi nhìn vào các nguyên liệu của món ăn này, bạn cũng có thể thấy 1 bịch bánh tráng trộn chứa rất nhiều calo, nhưng lại không có sự cân bằng dưỡng chất.
Cụ thể hơn, bánh tráng trộn là món ăn nhiều tinh bột, ít chất xơ và thường có nhiều dầu ăn và muối dư trong mỗi khẩu phần ăn. Do đó, thường xuyên ăn nhiều bánh tráng trộn có thể dẫn đến tăng cân, trao đổi chất kém và tăng nguy cơ mắc bệnh tim.
Một số ảnh hưởng đối với sức khỏe khác bạn cần lưu ý:
- Khó tiêu hóa. Tiêu thụ lượng lớn tinh bột (lớn hơn nhu cầu của cơ thể) có thể gây ra tình trạng đầy hơi, nặng bụng. Do đó, sau khi ăn bánh tráng trộn bạn có thể thấy khó tiêu, chướng bụng. Thậm chí, bạn có thể bị buồn nôn nếu ăn bánh tráng trộn bị nhiễm khuẩn.
- Đau dạ dày. Bánh tráng trộn vốn rất kích thích vị giác bởi vị mặn, vị cay của ớt, sa tế và chua của xoài, tắc cùng một lượng dầu nhiều khiến dạ dày tăng tiết dịch vị gây đau dạ dày ở những đang bị viêm loét dạ dày.
- Nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm. Món ăn này thường được bày bán ở các xe đẩy ngoài đường, nguồn gốc nguyên liệu không rõ ràng. Ngoài ra, bánh tráng trộn thường đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Dễ bị tình trạng táo bón. Bánh tráng trộn không phải là món ăn có nhiều chất xơ. Nếu bạn ăn nhiều, không uống đủ nước thì có thể dẫn đến tình trạng khó đi tiêu.
Nếu đã tìm hiểu “bánh tráng trộn có bao nhiêu calo”, bạn cũng cần chú ý đến ảnh hưởng đối với sức khỏe của món ăn này và cân nhắc thêm món ăn vặt văn phòng vừa ngon vừa khỏe.
Những lưu ý khi bạn muốn ăn bánh tráng trộn
Nếu bạn muốn duy trì thói quen ăn uống lành mạnh, ngoài giải đáp 1 bịch bánh tráng trộn có bao nhiêu calo, Hello Bacsi chia sẻ một số lưu ý khi ăn bánh tráng trộn tiếp theo đây.
Để có thể đảm bảo việc ăn bánh tráng trộn không gây ảnh hưởng cũng như tác động xấu đến sức khỏe bạn cần lưu ý các điểm sau:
- Nên uống nhiều nước khi ăn bánh tráng trộn.
- Ăn cùng với các loại rau củ có chứa nhiều Vitamin C và chất xơ.
- Chỉ nên ăn món ăn vặt này 1 - 2 lần mỗi tuần; với lượng 50g bánh tráng trộn/lần.
- Nếu có thể, bạn hãy tự mình chế biến món bánh tráng trộn để thưởng thức vừa vệ sinh lại an toàn.
- Hạn chế ăn chúng vào buổi tối vì chúng sẽ khiến bạn khó tiêu hóa và không thể ngủ ngon vì khó chịu.
Nếu bạn muốn ăn bánh tráng nhưng vẫn muốn giữ gìn vóc dáng thon gọn thì hãy chăm chỉ tập luyện thể dục. Ngoài ra, kết hợp cùng chế độ ăn ăn lành mạnh, thỉnh thoảng ăn món ăn vặt yêu thích cũng không phải vấn đề đáng lo ngại.
Cách làm món bánh tráng trộn tại nhà để tránh tăng cân
Như đã nêu trên, bánh tráng trộn bao nhiêu calo tùy thuộc vào cách bạn chọn nguyên liệu và chế biến món ăn này. Để món ăn không gây hại quá nhiều đến sức khỏe của bạn, bạn hãy thực hiện theo công thức sau đây nhé.
Chuẩn bị nguyên liệu làm món bánh tráng trộn lành mạnh
Một khẩu phần bánh tráng trộn thơm ngon chắc chắn sẽ không thể thiếu:
- 2 miếng bánh tráng (kích thước nhỏ)
- 2 trái tắc
- 10g khô bò
- 15g rau răm
- 1 quả trứng cút
- 20g quả xoài xanh
- 10g đậu phộng rang
- 15g hành lá kèm với 3g hành phi
- Nước sốt trộn bánh tráng vừa đủ ăn
Hướng dẫn cách trộn bánh tráng lành mạnh
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Quất tươi vắt lấy nước và bỏ vỏ, bỏ hạt
- Lạc rang me bỏ vỏ, có thể rang sơ và làm nóng lại
- Xoài bỏ vỏ và dùng nạo hoa quả bào thành dạng sợi
- Hành lá bạn nhặt, rửa sạch, cắt thành những đoạn nhỏ và chiên qua mỡ
- Hành tím bỏ vỏ, rửa sạch, thái thành lát nhỏ rồi phi thơm cho đến khi vàng giòn rụm
- Bánh tráng nên cắt thành dạng sợi nhỏ hơn sợi bánh đa một chút và dài khoảng 3 cm
- Trứng cút luộc và bóc sạch vỏ. Bạn có thể cắt làm đôi hoặc giữ nguyên để có thẩm mỹ
Bước 2: Làm nước sốt trộn bánh tráng
- Cho giấm ăn, nước tương và đường vào một bát con.
- Khuấy đều các nguyên liệu lại cho đến khi tất cả hòa quyện vào nhau.
- Tỏi, ớt bạn cần xay thật nhỏ để cho vào hỗn hợp trên và tiếp tục khuấy.
- Cho thêm phần nước sốt me để tăng phần đậm vị. Tùy vào khả năng ăn cay mà bạn nên cho lượng sa tế phù hợp.
Bước 3: Trộn bánh tráng
Sau bước sơ chế, tiếp theo là cách trộn nguyên liệu lại với nhau. Đây là một trong những bước cực kỳ quan trọng giúp bạn có một thành phẩm dai giòn, hòa quyện nhiều loại nguyên liệu và hương vị đậm đà.
- Đầu tiên bạn bóp bánh tráng với một chút mỡ hành
- Trộn khoảng tầm 30 giây bạn cho nước tắc, nước sốt vào bóp đều
- 30 giây tiếp theo bạn cho xoài và rau răm vào bóp cùng
- Tiếp tục trộn đều tay khoảng 30 giây tiếp theo để cho ra đĩa
- Rắc lạc, thêm hành lá, khô bò và đặt trứng lên trên
Bí quyết cho bạn: Bạn lưu ý không nên trộn quá mạnh tay. Trộn bánh tráng với lực vừa phải sẽ giúp nguyên liệu giữ được độ giòn dai mà không bị nát.
Qua bài viết, hy vọng bạn đã có đủ thông tin liên quan đến “bánh tráng trộn có bao nhiêu calo” và trả lời được câu hỏi “ăn bánh tráng trộn có mập và béo không”. Đồng thời, bạn đã biết cách để thưởng thức món bánh tráng trộn một cách tốt cho sức khỏe hơn.
[embed-health-tool-bmr]