Kiến trúc cảnh quan hiện đang là một ngành học “hot” đang được nhiều bạn trẻ theo học, bởi ngành học này không chỉ có nhiều cơ hội việc làm với mức lương “khủng” mà còn có nhiều tiềm năng để phát triển nghề nghiệp trong tương lai. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các bạn trẻ có đam mê sáng tạo những thông tin cơ bản về ngành Kiến trúc cảnh quan.
1. Tìm hiểu ngành Kiến trúc cảnh quan
- Kiến trúc cảnh quan (tiếng Anh là Landscape Architecture) là một lĩnh vực ngành chuyên sâu về tổ chức không gian với các giá trị thẩm mỹ, môi trường và văn hóa đặc thù. Kiến trúc cảnh quan liên quan đến việc lập kế hoạch phát triển, thiết kế, quản lí, bảo tồn và phục chế lại cảnh quan của khu vực và địa điểm xây dựng của con người.
- Phạm vi hoạt động của Kiến trúc cảnh quan liên quan đến thiết kế kiến trúc, thiết kế tổng mặt bằng, phát triển bất động sản, bảo tồn và phục chế môi trường, thiết kế đô thị, quy hoạch đô thị, thiết kế các công viên và các khu vực nghỉ ngơi giải trí và bảo tồn di sản. Người hoạt động trong lĩnh vực Kiến trúc cảnh quan được gọi là Kiến trúc sư cảnh quan.
- Các nhà hoạt động trong lĩnh vực Kiến trúc cảnh quan ứng dụng kỹ năng, kỹ thuật và sáng tạo, khoa học, các hiểu biết về kinh tế, chính trị và văn hóa xã hội trong việc bố trí có ý đồ cho các yếu tố tự nhiên và nhân tạo trên bề mặt Trái đất, trong đó có sự quan tâm tới việc quản lý và bảo tồn nguồn nhân lực, tài nguyên thiên nhiên và nhân tạo. Các giá trị môi trường sẽ đáp ứng các mục đích công năng, thẩm mỹ, an toàn và hưởng thụ cho con người.
- Ngành Kiến trúc cảnh quan đào tạo những Kỹ sư Kiến trúc cảnh quan có trình độ khoa học kỹ thuật tổng hợp và có năng lực quy hoạch, thiết kế và quản lý những không gian trống trong đô thị, các khu dân cư, khu danh lam thắng cảnh. Ngành học ngày trang bị cho sinh viên những kiến thức tổng hợp, liên ngành về kỹ thuật công trình xây dựng, quy hoạch, thiết kế cảnh quan, thực vật, sinh thái, môi trường và nghệ thuật; có năng lực sáng tạo nghệ thuật và kỹ năng biểu đạt thẩm mỹ trong lĩnh vực quy hoạch thiết kế cảnh quan. Có khả năng lập các phương án quy hoạch, thiết kế, cải tạo, quản lý cảnh quan, giám sát, tổ chức chỉ đạo thi công công trình cảnh quan và sử dụng thành thạo phương pháp, công cụ thể hiện mô hình công trình cảnh quan.
2. Chương trình đào tại ngành Kiến trúc cảnh quan
Các bạn tham khảo khung chương trình đào tạo và các môn học chuyên ngành Kiến trúc cảnh quan trong bảng dưới đây.
Học kỳ 1
1
2
Toán cao cấp3
Hình học họa hình4
Giáo dục thể chất 15
Hội họa 16
Đồ án Cơ sở kiến trúc 17
Kiến trúc cảnh quan nhập môn8
Học kỳ 2
1
2
Giáo dục thể chất 23
Hội họa 24
5
6
Đồ án cơ sở Quy hoạch 27
Vật lý đô thịHọc kỳ 3
1
Tư tưởng HCM2
Giáo dục thể chất 33
4
Đồ án Kiến trúc 1 - Nhà ở 15
Cấu tạo kiến trúc 16
Nguyên lý Kiến trúc Cảnh quan7
Học kỳ 4
1
Đường lối CM của Đảng CSVN2
Giáo dục thể chất 43
4
Đồ án Kiến trúc 2 - Công cộng 15
Cảm thụ Cảnh quan6
Lịch sử Kiến trúc Cảnh quan7
8
9
10
Học kỳ 5
1
Giáo dục thể chất 52
3
Kỹ thuật Thiết kế Cảnh quan4
Thiết kế Cây xanh5
Đồ án KTCQ 3 - Trục Cảnh quan6
Bố cục không gian 27
Điêu khắcHọc kỳ 6
1
Quy hoạch xây dựng đô thị2
Kiến tạo nơi chốn3
4
5
Đồ án Quy hoạch đơn vị ở6
Cơ sở văn hóa Việt nam7
Học kỳ 7
1
Thiết kế đô thị2
Hệ thống Kỹ thuật Đô thị3
Sinh học ứng dụng4
Đồ án KTCQ 5 - Thiết kế Đô thị5
6
7
Hệ thống CTCC phục vụ đô thịHọc kỳ 8
1
Ngoại ngữ chuyên ngành KTCQ2
Xã hội học đô thị3
Đồ án Chuyên đề ngành KTCQ4
5
Quy hoạch du lịch và di sảnHọc kỳ 9
1
2
3
Đồ án KTCQ 7 - KTCQ tổng hợp4
5
Kiến trúc hiện đại nước ngoài6
Quy hoạch đô thị bền vững7
Bảo vệ môi trường đô thị8
Tái tạo và cải tạoHọc kỳ 10
1
Đồ án Tốt nghiệp ngành KTCQTheo Đại học Kiến trúc TP. HCM
3. Các khối thi vào ngành Kiến trúc cảnh quan
- Mã ngành: 7580102
- Ngành Kiến trúc cảnh quan xét tuyển các tổ hợp môn sau:
- A00: Toán, Vật lí, Hóa học
- A01: Toán, Vật lí, Tiếng Anh
- C15: Ngữ văn, Toán, Khoa học xã hội
- D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh
- V00: Toán, Vật lí, Vẽ Hình họa mỹ thuật
- V01: Toán, Ngữ văn, Vẽ Hình họa mỹ thuật
*Xem thêm: Các tổ hợp môn xét tuyển Đại học - Cao đẳng
4. Điểm chuẩn ngành Kiến trúc cảnh quan
Các bạn có thể tham khảo mức điểm chuẩn của các trường đại học đào tạo ngành Kiến trúc cảnh quan những năm gần đây. Trong năm 2018, mức điểm chuẩn của ngành này từ 19 - 20 điểm tùy theo các môn thi xét theo kết quả thi THPT Quốc gia hoặc xét theo học bạ cộng với điểm thi môn năng khiếu.
5. Các trường đào tạo ngành Kiến trúc cảnh quan
Hiện ở nước ta có các trường đại học đào tạo ngành Kiến trúc cảnh quan sau:
- Khu vực miền Bắc:
- Đại học Kiến trúc Hà Nội
- Đại học Lâm nghiệp
- Khu vực miền Nam:
- Đại học Kiến trúc TP.HCM
- Phân hiệu Trường Đại học Lâm nghiệp tại tỉnh Đồng Nai
6. Cơ hội việc làm ngành Kiến trúc cảnh quan
Tốt nghiệp ngành Kiến trúc cảnh quan, sinh viên có nhiều cơ hội phát triển nghề nghiệp tại các cơ quan tư vấn, nghiên cứu hoặc thiết kế. Chuyên gia kiến trúc cảnh quan có thể vào làm việc tại:
- Các cơ quan quy hoạch, thiết kế, xây dựng và phát triển đô thị;
- Các cơ quan về quản lý nhà nước về lĩnh vực quy hoạch, xây dựng và quản lý đô thị;
- Các cơ quan nghiên cứu, đào tạo và chuyển giao công nghệ về Kiến trúc cảnh quan ở trong và ngoài nước;
- Các doanh nghiệp, đơn vị tư vấn quy hoạch, thiết kế, thi công xây dựng cảnh quan; công ty công viên - cây xanh đô thị, các khu danh thắng, di tích, khu du lịch, khu đô thị và các cơ quan quản lý nhà nước về cảnh quan và môi trường;
- Mở công ty riêng hoạt động trong lĩnh vực quy hoạch, thiết kế, thi công xây dựng công trình cảnh quan.
7. Mức lương ngành Kiến trúc cảnh quan
So với một số ngành nghề khác thì ngành Kiến trúc cảnh quan có mức thu nhập khá cao. Đối với sinh viên ngành Kiến trúc mới ra trường làm việc tại các công ty, doanh nghiệp về kiến trúc, xây dựng công trình thì có mức lương trung bình từ 7 - 10 triệu đồng/ tháng. Ngoài ra, tùy vào vị trí công việc, năng lực và kinh nghiệm làm việc trong ngành Kiến trúc mà có mức lương cao hơn từ 10 - 15 triệu đồng/ tháng hoặc có thể cao hơn.
8. Những tố chất phù hợp với ngành Kiến trúc cảnh quan
Để theo học và làm việc trong ngành Kiến trúc, bạn cần phải hội tụ các tố chất sau:
- Học tốt các môn Khoa học tự nhiên, có năng khiếu về vẽ;
- Có niềm đam mê với nghệ thuật, yêu thích sự tìm tòi;
- Năng lực tư duy thẫm mỹ trong không gian, nhận thức và tạo dựng cái đẹp;
- Khao khát sáng tạo, đam mê hình khối, háo hức tạo dựng công trình;
- Kiên trì, sáng tạo, ham học hỏi;
- Có bản lĩnh, kiên định;
- Có kỹ năng làm việc nhóm, chịu được áp lực công việc cao.
Chắc hẳn bài viết đã cung cấp đến bạn đọc những thông tin tổng quan về ngành Kiến trúc cảnh quan, hy vọng sẽ giúp bạn lựa chọn được ngành học phù hợp với sở thích và năng lực của bản thân.