Trinh nữ hoàng cung được biết tới là thần dược với khả năng chống viêm, kháng khuẩn, đẩy lùi bệnh phụ khoa, bệnh về tuyến tiền liệt cùng với đó là nhiều công dụng thần kỳ khác. Và để có cái nhìn tổng quan hơn về loại cây này cũng như hiệu quả nó mang lại trong quá trình chữa bệnh hãy cùng theo dõi những thông tin có trong bài viết dưới đây.
I. Trinh nữ hoàng cung là cây gì?
1.1 Đặc điểm
Trinh nữ hoàng cung là thảo dược quý trong tự nhiên.
Trong dân gian còn được gọi với tên khác như náng lá rộng, tỏi tơi lá rộng. Thuộc nhóm cây cỏ, ưa ánh sáng, thân tròn có chiều dài trung bình từ 10 - 15cm, lá cây mỏng 2 bên viền lá có hình gợn sóng.
Thích hợp với khí hậu nhiệt đới ẩm vì thế chúng tập trung phân bố nhiều ở các tỉnh phía phía nam từ Đà Nẵng trở vào.
Hình ảnh cây trinh nữ hoàng cung: Là loại cây thân mềm có hình dáng bên ngoài gần giống với náng hoa trắng
1.2 Bộ phận sử dụng
Có thể sử dụng toàn cây nhưng phổ biến nhất vẫn là hoa và lá cây:
- Lá cây thường được sao vàng sau đó phơi khô và hãm thành nước uống giống như trà.
- Thân và hoa trinh nữ hoàng cung được sử dụng nhiều trong bài thuốc y học cổ truyền.
1.3 Phân loại
Theo nghiên cứu hiện nay với tới hơn 12 loại cây trinh nữ hoàng cung đều thuộc họ náng Crinum. Nhưng trong số đó chỉ có 7 loại cây có tác dụng trong chữa bệnh và màu sắc chính là điểm nhận dạng cơ bản để phân biệt các loại cây này.
Ngoài ra thảo dược này rất dễ gây nhầm lẫn với cây lan huệ hoặc náng hoa trắng, để phân biệt rõ tránh nhầm lẫn gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người bệnh có thể dựa vào đặc điểm dưới đây:
- Cây lan huệ: thân cây cao hơn so với trinh nữ hoàng cung, có lá dày - hẹp - màu xanh đậm - viền lá không có gợn sóng. Hoa trắng xanh nhụy đỏ tía, có mùi thơm.
- Cây náng hoa trắng: nhìn qua rất nhiều người bị nhầm lẫn với trinh nữ hoàng cung nhưng náng hoa trắng có thân dài, hoa màu đậm và dày hơn so với cây náng lá rộng.
1.4 Thành phần hóa học
Theo nghiên cứu hóa học, trinh nữ hoàng cung là dược liệu quý có chứa hơn 11 loại axit amin khác nhau: phenylalanin, dl-valin, 1-leucin…. Trong đó alcaloid là thành phần hóa học chính, bên cạnh đó chúng còn được chia thành 2 loại:
- Alcaloid có chứa dị vòng: ambelin, crinafolidin, crinafolin.
- Alcaloid không chứa dị vòng: latisolin, latisodin, beladin.
Bên cạnh đó rễ và thân cây còn chứa:
- Glucan A: thành phần hóa học có chứa 12 đơn vị glucose.
- Glucan B: thành phần hóa học có chứa 110 đơn vị glucose.
Ngoài ra, trong loại thảo dược này còn chứa nhiều axit amin khác như arginin, phenylamin, valin, leucin….. Cùng với đó là một số thành phần hóa học khác trong thân có thể kể tới như: pratorimin, lycorin, ambelin.
II. Trinh nữ hoàng cung có tác dụng gì?
Được biết đến là thảo dược bách bệnh được áp dụng nhiều trong bài thuốc dân gian trong đó nổi bật nhất phải kể tới bộ công dụng dưới đây:
- Hỗ trợ điều trị bệnh phụ khoa, u xơ cổ tử cung
Nhờ hiệu quả trong việc kháng u do đó nó luôn được sử dụng để điều trị một vài bệnh lý ở phụ nữ như u nang buồng trứng, u xơ cổ tử cung…. Đặc biệt với các thành phần Hippadine, pseudo, lycorine còn giúp ức chế quá trình tổng hợp protein, việc này có tác dụng rất lớn trong quá trình ngăn chặn quá trình phát triển cũng như khả năng di căn sang bộ phận khác của tế bào ung thư.
Là loại cây nổi bật với nhiều công dụng thần kỳ trong đó bao gồm cả u xơ tử cung
- Hỗ trợ điều trị ung thư tuyến tiền liệt
Hoạt chất alkaloid và methanol có chứa trong cây trinh nữ hoàng cung giúp ức chế hoạt động phân bào, hạn chế sự phát triển của các khối u. Bên cạnh đó, Lycorin và ADN còn giúp ngăn ngừa quá trình hình thành và phát triển của virus gây bại liệt. Chính vì thế, nó luôn là thảo dược quý trong bài thuốc điều trị u xơ trong đó bao gồm cả vấn đề liên quan tới tuyến tiền liệt như u xơ tuyến tiền liệt, ung thư tuyến tiền liệt.
- Giảm nhanh triệu chứng đau nhức xương khớp
Trong dịch tiết lá trinh nữ hoàng cung có hoạt chất chống viêm biểu hiện qua khả năng ức chế quá trình sản xuất oxit nitric và TNF alpha trong tế bào RAW264.7.
Thêm vào đó hàm lượng hoạt chất lycorine và phenolic cao sẽ tác động trực tiếp đến hoạt động chống viêm, nhờ đó giảm nhanh những cơn đau nhức xương khớp gây khó chịu mỗi ngày.
- Chữa ho, viêm họng hạt, viêm phế quản
Tương tự với khả năng ức chế sự phát triển tế bào u xơ vừa giới thiệu như trên, hoạt chất lycorin và alkaloid có chứa trong loại cây này giúp chống vi khuẩn, virus khá hiệu quả. Kết hợp với đó là khả năng chống viêm có trong crinamidin do đó trinh nữ hoàng cung luôn được sử dụng trong những trường hợp viêm họng, viêm phế quản, ho hoặc bệnh về hô hấp.
- Chữa mụn nhọt
Ngoài công dụng chữa bệnh, thảo dược này còn mang đến hiệu quả trong việc điều trị mụn và chăm sóc cải thiện làn da. Đặc biệt với công dụng kháng viêm, chứa chất chống oxy hóa vì thế nó luôn là thành phần chính trong nhiều sản phẩm chăm sóc da hoặc gel trị mụn hiện nay.
Không chỉ chữa bệnh nó còn biết tới là thảo dược hỗ trợ chăm sóc da mụn hiệu quả
- Điều trị viêm loét dạ dày - tá tràng
Hỗ trợ cải thiện bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng bởi các thành phần có trong trinh nữ hoàng cung vừa làm lành vết thương, ngăn chặn xâm nhập của tác nhân gây bệnh lại sớm đẩy lùi triệu chứng khó chịu do xuất huyết dạ dày gây nên.
Ngoài ra, nó còn mang đến nhiều công dụng tuyệt vời khác như khả năng chống oxy hóa, tăng cường bảo vệ chức năng hệ miễn dịch, bảo vệ tế bào thần kinh…..
III. Một số tác dụng phụ của cây trinh nữ hoàng cung
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong một số trường hợp, cây trinh nữ hoàng cung có thể gây ra độc tính đối với gan thận và gây dị ứng khi lạm dụng hoặc kết hợp sai bài thuốc. Bạn đọc nên cảnh giác với một số tác dụng phụ sau đây:
- Dị ứng và phản ứng quá mẫn: Một số người có thể bị dị ứng hoặc quá mẫn với cây trinh nữ hoàng cung, dẫn đến các triệu chứng như phát ban, ngứa, hoặc khó thở.
- Rối loạn tiêu hóa: Sử dụng cây trinh nữ hoàng cung có thể gây ra các vấn đề tiêu hóa như buồn nôn, đau bụng, hoặc tiêu chảy, đặc biệt khi sử dụng liều cao.
- Hạ huyết áp: Cây trinh nữ hoàng cung có thể gây hạ huyết áp, nên cần thận trọng khi sử dụng ở những người có huyết áp thấp hoặc đang dùng thuốc điều trị cao huyết áp.
- Tác động đến gan và thận: Sử dụng lâu dài hoặc liều cao có thể gây tổn thương gan và thận. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những người đã có sẵn các vấn đề về gan hoặc thận.
- Tương tác với thuốc: Cây trinh nữ hoàng cung có thể tương tác với một số loại thuốc, làm giảm hiệu quả của thuốc hoặc tăng nguy cơ tác dụng phụ. Đặc biệt, cần thận trọng khi sử dụng cùng với thuốc chống đông máu, thuốc điều trị huyết áp, và các thuốc điều trị ung thư.
IV. Bài thuốc chữa bệnh từ trinh nữ hoàng cung
Dựa trên tác dụng, dược liệu này đã được nghiên cứu và áp dụng trong nhiều bài thuốc. Không chỉ với đông y và với y học hiện đại trinh nữ hoàng cung cũng là thành phần chính trong một số sản phẩm dược liệu. Trong đó, hiệu quả nó mang lại trong quá trình điều trị có thể kể tới như:
4.1 Bài thuốc chữa bệnh phụ khoa
Nếu bạn đang bị rong kinh, chậm kinh, chảy máu âm đạo, rối loạn kinh nguyệt... Đừng lo lắng, hãy thực hiện ngay một trong bài thuốc từ trinh nữ hoàng cung dưới đây:
Hiệu quả chữa bệnh từ “náng lá rộng” sẽ tăng gấp đôi khi được kết hợp với nguyên liệu khác
- Bài thuốc 1:
- Nguyên liệu gồm có: hương tư tử, trinh nữ hoàng cung, rễ cỏ xước - mỗi loại 20g
- Sơ chế rửa sạch thảo dược vừa chuẩn bị rồi sắc cùng 1 lít nước. Thuốc thu được chia thành 3 lần uống hết trong ngày và không để qua đêm.
- Bài thuốc 2:
- Chuẩn bị: trinh nữ hoàng cung, lá sen, dừa dại, hương tử, ích mẫu, ngải cứu tươi mỗi vị 20g.
- Rửa thuốc rồi sắc cùng 1 lít nước cho tới khi thấy hỗn hợp thuốc cạn còn 1 nửa tắt bếp, đợi nguội bớt là có thể sử dụng. Chia đều thành 3 lần uống mỗi ngày và không để thuốc qua đêm.
4.2 Bài thuốc hỗ trợ chữa ung thư vú
Có thể bạn chưa biết ngoài việc hỗ trợ điều trị ung thư tuyến tiền liệt, trinh nữ hoàng cung cũng mang đến hiệu quả lớn trong quá trình điều trị ung thư vú. Để thực hiện bài thuốc này đơn giản như sau:
- Chuẩn bị 200g trinh nữ hoàng cung, phơi khô rồi sắc cùng 2 bát nước cho tới khi thuốc cạn còn nửa.
- Uống nước thuốc vừa sắc hàng ngày, mỗi ngày 3 lần sau mỗi bữa ăn sẽ thấy bệnh dần được cải thiện.
4.3 Bài thuốc chữa bệnh về dạ dày
Để giảm bớt triệu chứng khó chịu do tác động từ bệnh dạ dày điển hình như viêm loét dạ dày tá tràng người bệnh có thể chuẩn bị lá cây tươi (liều lượng vừa đủ tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng). Tiếp theo cắt nguyên liệu trên thành từng khúc nhỏ rồi sắc cùng nước lọc. Tắt bếp khi thấy thuốc sôi, thuốc uống hết trong ngày và uống sau mỗi bữa ăn.
4.4 Chữa ho, viêm phế quản
Muốn dứt nhanh cơn ho hoặc triệu chứng của viêm phế quản người bệnh có thể cân nhắc thực hiện theo 1 trong các bài thuốc dưới đây:
Bài thuốc chữa ho, viêm phế quản từ cây trinh nữ hoàng cung
- Bài thuốc 1:
- Chuẩn bị: trinh nữ hoàng cung, tang bạch bì, cam thảo dây và ô phiến mỗi loại 20g.
- Rửa sạch thảo dược, sắc cùng 600ml nước lọc.
- Chia thuốc thành 3 lần uống mỗi ngày, uống sau mỗi bữa ăn.
- Bài thuốc 2:
- Nguyên liệu gồm có: 20g trinh nữ hoàng cung, 20g hương tử, 20g táo chua và 20g lá bồng bồng.
- Sắc hỗn hợp thuốc với 600ml nước, tắt bếp khi thuốc cạn còn 200ml.
- Uống hết thuốc vừa sắc trong ngày và uống sau mỗi bữa ăn.
4.5 Bài thuốc điều trị bệnh liên quan đến tuyến tiền liệt
Ứng dụng phổ biến nhất hiện nay từ trinh nữ hoàng cung phải kể tới bài thuốc hỗ trợ điều trị u xơ tuyến tiền liệt.
- Bài thuốc 1:
- Chuẩn bị: 20g trinh nữ hoàng cung, 12g xa tiền tử + 6g hương tư tử.
- Sắc hỗn hợp thuốc trên cùng với 2 bát nước con. Đun trên lửa nhỏ cho tới khi thuốc cạn còn 1 nửa có thể sử dụng.
- Uống thuốc 2 - 3 lần mỗi ngày, uống sau ăn.
- Bài thuốc 2:
- Uống nước sắc từ 20g trinh nữ hoàng cung khô với nước lọc mỗi ngày sau 15 ngày sẽ thấy bệnh dần được cải thiện.
V. Lưu ý khi uống trinh nữ hoàng cung
Không thể phủ nhận hiệu quả của trinh nữ hoàng cung nhưng để quá trình chữa bệnh đạt kết quả như mong muốn người bệnh cần lưu ý một vài yếu tố sau:
- Tuyệt đối không sử dụng loại thảo dược này đối với phụ nữ đang mang thai và cho con bú, trẻ em dưới 6 tuổi, người bị suy gan, suy thận mãn tính.
- Với điểm bên ngoài giống nhau vì thế cần phân biệt rõ thảo dược này với náng hoa trắng và cây lan huệ.
- Nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng nhất với những bệnh nhân đang điều trị bệnh bằng thuốc tây y.
- Chỉ uống nước lá sau khi đã ăn no.
- Trong quá trình điều trị bệnh bằng dược liệu này không nên ăn đậu xanh hoặc rau muống bởi nó có thể gây ngộ độc.
- Không tự ý tăng giảm hoặc thay đổi liều lượng khi chưa có sự đồng ý từ bác sĩ.
Trinh nữ hoàng cung là loại dược liệu quý với hàng trăm lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn cũng như tránh những biến chứng rủi ro xảy ra tốt nhất người bệnh nên tham khảo ý kiến từ chuyên gia trước khi sử dụng. Hy vọng bài viết trên là hữu ích tới bạn giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về công dụng cũng như cách dùng của loại thảo dược này. Đừng quên theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin mới mỗi ngày nhé!
||Tham khảo bài viết khác:
- Uống ích mẫu bao lâu thì có kinh? Đều đặn tốt hơn cả thuốc
- TOP 7 mẹo vặt chữa rong kinh hiệu quả tại nhà, chị em nên biết
- Có nên uống cao ích mẫu trong ngày hành kinh?