Nhân văn là gì? Chủ nghĩa nhân văn là gì? Cách nuôi dưỡng lối sống nhân văn
20:36 20/11/2024
Con người chỉ sinh ra và sống một lần trong đời nên hãy sống sao cho trọn vẹn, cho ý nghĩa, để hướng đến chân - thiện - mỹ của cuộc đời. Yêu thương, khoan dung, độ lượng với bản thân và người khác để xây dựng được lối sống nhân văn hoàn mỹ. Như nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từng viết: “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng. Để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi…”
Hãy chuẩn bị cho bản thân những hành trang quý giá từ tâm hồn, tình cảm cho đến tri thức để vững tin bước vào đời. Đó là biểu hiện sâu sắc của giá trị nhân văn thông qua giá trị tinh thần. Vậy nhân văn là gì và làm thế nào để xây dựng được một lối sống nhân văn tích cực?
1. Nhân văn là gì?
Nếu lý giải theo mặt chiết tự từng từ thì “nhân” ở đây được hiểu là người, chỉ những nét đặc trưng nổi bật của con người. Còn “văn” là văn học, văn hóa, văn minh. Nhân văn là sự kết hợp hài hòa giữa tri thức văn hóa và bản chất của con người thông qua hành động, suy nghĩ, cách giao tiếp, lịch sử, truyền thống.
Ngoài ra, nhân văn có thể hiểu đơn giản là những tư tưởng, tình cảm, quan điểm sống của từng người. Nó thường gắn liền với vẻ đẹp tâm hồn, sức mạnh, tình cảm, trí tuệ.
Từ bao đời nay, con người luôn có sự gắn kết chặt chẽ với xã hội, cộng đồng. Bởi họ không sống riêng lẻ, đơn độc. Họ yêu thương, quan tâm và giúp đỡ mọi người xung quanh vì “Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình”. Từ đó cho thấy các giá trị nhân văn luôn tồn tại và hiện hữu trong cuộc sống. Đó là những phẩm chất tốt đẹp mà con người luôn muốn hướng tới, giúp phần “người” trong chúng ta dần hoàn thiện.
Nhân văn giúp chúng ta phát triển bản thân qua từng ngày, xây dựng nên một cuộc sống tốt đẹp, văn minh và tử tế. Xã hội luôn đề cao những giá trị nhân văn, mong muốn được nhân đôi, gìn giữ và phát huy nhiều hơn nữa.
Giữa cuộc sống bộn bề lo toan, sự yêu thương và sẻ chia là điều trân quý nhất mà ai cũng cần. Trao đi yêu thương để nhận lại yêu thương. Tuy nhiên, ngày nay, nhiều người chạy theo giá trị vật chất mà quên đi những giá trị tinh thần đáng quý cần được gìn giữ. Họ quên mất những phẩm chất tốt đẹp đó, sống một cách ích kỷ, chỉ nghĩ cho riêng mình.
Xem thêm: Thành ngữ ‘Nhường cơm sẻ áo’ và ý nghĩa ẩn dụ đằng sau câu nói đầy tính nhân văn
2. Chủ nghĩa nhân văn là gì?
Chủ nghĩa nhân văn (chủ nghĩa nhân bản) được xem là một nhánh triết học luân lý lớn. Trong đó, nó hướng đến lợi ích, giá trị và phẩm chất tồn tại bên trong con người. Đồng thời nó đề cao việc giáo dục nhân văn, tôn trọng những giá trị tốt đẹp của con người.
Chủ nghĩa nhân văn không đơn thuần là đạo đức mà là một hệ thống các quan điểm, nhận định, đánh giá về con người với nhiều góc nhìn khác nhau. Có thể là đời sống xã hội hay tự nhiên. Bên cạnh đó, nó còn ca ngợi và tôn vinh phần “người” khi chúng ta biết cách thể hiện tình yêu thương, nhân phẩm tốt đẹp và luôn coi trọng quyền được phát triển của người khác.
Hàng nghìn năm nay, chủ nghĩa nhân văn là truyền thống quý báu và tốt đẹp của dân tộc Việt Nam trong quá trình dựng nước và giữ nước. Nó là bản sắc dân tộc độc đáo, là truyền thống văn hóa chủ đạo của đất nước. Do đó, chúng ta cần gìn giữ và phát huy những giá trị tốt đẹp mà cha ông đã để lại.
3. Làm thế nào để nuôi dưỡng một lối sống nhân văn cao đẹp?
Để có một lối sống đầy tính nhân văn, chúng ta cần nuôi dưỡng bản thân từ những điều đơn giản nhất.