Mực tươi mang đến hương vị rất thơm ngon, với vị ngọt tự nhiên đậm đà. Bên cạnh đó mực còn mang lại giá trị dinh dưỡng cao nên được rất nhiều bà nội trợ lựa chọn để chế biến món ăn cho cả gia đình. Tuy nhiên, mực có mùi tanh nhất khá nhiều. Nếu bạn không biết cách xử lý, sơ chế chúng để khử hết mùi tanh đó đi thì khi chế biến hương vị sẽ giảm đi rất nhiều. Vậy hãy cùng tham khảo ngay bài viết dưới đây để biết cách làm mực chuẩn nhằm giải quyết nỗi lo ấy nhé!
Có nên bóc hết da của mực hay không?
Nhiều người khi mua mực cứ muốn bóc hết màng da của con mực đi, kể cả là mực ống những con nhỏ chỉ bằng 2 ngón tay. Nhưng thực ra điều này là không cần thiết, chỉ có loại mực ko được tươi, da bong tróc hết rồi, con mực nhũn thì người ta mới cần bóc hết da đi để làm hàng. Còn mực tươi, màu da còn căng bóng thì hoàn toàn không cần thiết, bởi khi bóc da đi chỉ khiến mình thêm mất thời gian và công sức hơn thôi.
Tuy nhiên, nếu bạn mua phải loại mực mà dạ dày, ăn dai như mực mai thì nên bóc bỏ da đi thôi, còn lại thì có thể giữ nguyên.
Trong khi muốn làm sạch để bảo quản mực, thì nên bóc bỏ hết phần bầu ruột của mực, rửa sạch, để ráo nước, rồi cho vào túi bóng hoặc hộp đậy kín lại, cho vào tủ cấp đông, khi ăn bỏ ra giã đông là có thể chế biến được các bạn nhé.
Cách làm mực đơn giản nhanh gọn, ai cũng làm được
Bước 1: Rút đầu và râu mực
- Bạn chỉ cần dùng một tay nắm phần thân mực, tay kia nắm phần đầu mực rồi rút nhẹ lên.
- Sau đó, nhẹ nhàng bóc bỏ túi mực vứt đi, tránh làm vỡ. Nếu chẳng may làm vỡ túi mực thì rửa sạch ngay lại với nước.
Bước 2: Bỏ phần mắt và răng
- Dùng dao cắt loại bỏ phần mắt mực
- Lấy tay nặn bỏ hết phần khối tròn cứng nằm ở vị trí giữa đầu mực (đây chính là răng mực)
Bước 3: Lột da mực
- Dùng dao sắc cắt lướt nhẹ một đường phía đầu thân mực để tạo một đường gờ giữa thịt và da mực.
- Một tay giữ thật chặt phần thịt mực, tay kia nắm chắc phần da mực, kéo lên.
- Lột nhẹ tay phần da đó cho đến khi hết.
Bước 4: Rửa sạch mực với nước sạch
- Làm sạch phần đầu, ruột và thân mực với nước rồi tẩm ướp, chế biến tùy theo sở thích.
Lưu ý cần nắm được khi làm mực theo từng loại
Mực nang
- Mực nang thì nên dùng dao rạch dọc bụng mực, loại bỏ phần nội tạng, túi mực đi.
- Rút hết phần mai mực rồi dùng tay lột và kéo hoàn toàn phần da mực ra khỏi thân. Dùng dao cạo nhẹ để loại bỏ hết lớp màng mỏng bên trong thịt mực.
- Phần đầu mực loại bỏ phần cục cục cứng.
- Rửa sạch loại toàn bộ mực với rượu trắng hoặc nước gừng để loại bỏ mùi tanh.
Mực trứng
- Khi mua mực trứng về cho tất cả chúng vào chậu nước rồi rửa qua.
- Đặc tính của mực trứng là tương đối mềm nên hãy rửa thật nhẹ tay để thân mực không bị rách.
- Sau đó nắm chặt phần râu của mực trứng rồi kéo thật nhẹ nhàng ra. Dùng tay tách hết phần màng bám để râu mực có thể rút ra dễ hơn.
- Khi kéo râu mực, trứng của mực và phần tuyến tiêu hóa cũng rất dễ ra theo. Nên bạn cần phải kéo nhẹ tay để túi mật không bị vỡ ra nhé.
- Phần trứng mực nên cắt rời, để riêng rồi rửa thật nhẹ tay với nước sạch để chúng không bị vỡ ra nhé.
Mực ống
- Sau khi loại bỏ được ruột, túi mực, râu ra khỏi thân, hãy bóc toàn bộ phần xương sống mực ra. Đây chính là những phần xương to bản, màu trắng trong, dễ dàng nhận biết.
- Dùng dao rạch một đường dọc trên mặt của thân con mực rồi trải mực ra.
- Cạo hết phần nội tạng còn sót lại dính trong mực rồi rửa sạch.
- Thực hiện bước lột da, thì làm tương tự như cách làm với mực nang.
Trên đây là những thông tin có thể trả lời cho câu hỏi có nên bóc bỏ hết phần da của mực hay không. Chúc bạn và gia đình có những bữa ăn ngon miệng được chế biến từ mực nhé.